Page 75 - NRCM1
P. 75
Đức Thanh
- Cảm ơn thiền sƣ khai thị cho con! Hy vọng sau
này có cơ hội, con sẽ thân cận thiền sƣ, ở trong tự viện
làm thiền giả, an hƣởng chuông sớm mõ chiều, an tâm
tỉnh trí trong tiếng kệ lời kinh.
Thiền sƣ Vô Đức nói:
- Đâu cần đợi cơ hội ở trong tự viện, ông hít vô
thở ra đó là kinh kệ, mạch đập đó là chuông mõ, thân
thể đó là chùa chiền, hai tai là tỉnh giác thì ở đâu cũng
là yên tĩnh. 60
Với những lúc ngồi thiền tâm đã hơi an, hơi thở
bắt đầu nhẹ, khi hít vô tâm iết đang hít vào, thở ra tâm
iết đang thở ra, hơi thở thì có sinh diệt, cái iết này
hiện hữu sáng suốt, lặng lẽ đâu có sinh diệt. Thực hành
cái iết trong tâm rỗng rang, thanh tịnh thì đó chính là
Thiền, là Phật, Đạo, là yếu chỉ của kinh kệ. Trong sự
yên tĩnh vắng lặng của tâm, tiếng mạch (tim) đập nhƣ
là chuông mõ hòa quyện nhịp nhàng với lời kinh vậy.
Hơn nữa, thân thể này cấu tạo bởi năm uẩn (sắc, thọ,
tƣởng, hành, thức), mà năm uẩn này hoạt dụng lẫy
lừng. Tức là thân tâm ta khi đối cảnh nó hay phan
duyên bám víu, hết cái này rồi đến cái khác, cái gì làm
cho thân tâm vừa ý thì vui, trái lại thì sinh sân hận,
buồn khổ. Cái tâm mu n ư c này là nguyên nhân tạo
ra xúc tình phiền não trói buộc ta trong lục đạo luân
hồi. Thân tâm này ví nhƣ là mảnh đất hoang, ta phải ra
công cày, xới, cải tạo để nó đƣợc mầu m . Cũng nhƣ
chùa chiền là nơi để thân tâm rèn luyện tu tập. Hằng
ngày với tâm tỉnh thức thì mắt thấy, tai nghe đâu có
dính mắc vào cảnh, nhƣ thế thì tâm đƣợc tự tại, an lạc.
Kinh Duy Ma Cật nói: “Nếu tâm của Bồ Tát thanh tịnh
thì cõi nƣớc thanh tịnh.” Một khi tâm thanh tịnh thì ở
đâu cũng là đạo tràng, ở đâu cũng là Tịnh độ.
60 “Thiền sƣ… yên tĩnh” trang 17 Báo Giác Ng - PL. 2550, số 353 ngày 21/11/2006.
74