Page 29 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 29

Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất thể hiện ở 4 nhóm (Điều 3
          Công ước 182), đó là:
              9 Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ, như buôn bán trẻ em, gán nợ, lao
            động khổ sai, lao động cưỡng bức, bao gồm tuyển mộ cưỡng bức hoặc
            bắt buộc trẻ em để phục vụ trong các cuộc xung đột vũ trang;
              9 Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em làm mại dâm, tham gia sản xuất văn
            hóa phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm;
              9 Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em tham gia các hoạt động bất hợp
            pháp, đặc biệt là hoạt động sản xuất và buôn bán các chất ma túy như
            đã được xác định trong các điều ước quốc tế có liên quan;

              9 Sử dụng trẻ em trong những công việc mà tính chất và hoàn cảnh làm
            việc có thể xâm hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em.

          - Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, 1989
          Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) được thông qua năm
          1989 đã quy định những quyền lợi cơ bản của trẻ em. Điều khoản trong
          CRC được quan tâm nhiều nhất đối với cuộc đấu tranh chống tình trạng lao
          động trẻ em là Điều 32.

          1.  Các quốc gia công nhận quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi sự bóc lột về
             kinh tế và làm những công việc được cho là nguy hiểm hoặc ảnh hưởng
             đến việc học hành của các em hoặc gây hại đến sức khỏe cũng như sự
             phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức hay xã hội của các em.
          2.  Các quốc gia sẽ tiến hành những biện pháp pháp lý, hành chính, xã hội
             và giáo dục để bảo đảm việc thực hiện điều này.

          a, Lao động trẻ em là gì

          Trong pháp luật Việt Nam, các văn bản pháp luật quy định cụ thể như sau:
          * Trẻ em là người dưới 16 tuổi. (Điều 1, Luật trẻ em, 2016).
          * Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi (Điều 2 Khoản 1 Bộ luật
          dân sự, 2015).
          Gắn với khái niệm “người chưa thành niên” là khái niệm “lao động chưa
          thành niên”.
          Lao động chưa thành niên là NLĐ chưa đủ 18 tuổi (Điều 143 Khoản 1
          BLLĐ, 2019).



                                                                       27
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34