Page 32 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 32

Cụ thể, lao động trẻ em không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống và sự phát
          triển của bản thân trẻ, mà còn tác động đến gia đình, cộng đồng và quốc
          gia nơi trẻ sinh sống.
          * Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đến bản thân trẻ:

                     Về thể chất: Do còn non nớt và thiếu kinh nghiệm, trẻ em dễ bị
                     tổn thương thể chất hơn người lớn. Ví dụ, khi phải mang vác
                     các vật nặng hoặc làm việc trên cao, dưới nước… trẻ em dễ bị
                     tai nạn dẫn tới bị thương, bị tàn tật, hoặc có thể tử vong. Đặc
          biệt, khi trẻ em phải làm các công việc không được luật pháp cho phép,
          những rủi ro về sức khoẻ rất nghiêm trọng. Những trẻ em đi làm xa gia đình
          có thể bị kẻ xấu lôi kéo làm những việc phi pháp hoặc bị lạm dụng, xâm hại,
          bị mua bán.
                     Về tâm lý: Nhiều trường hợp, đặc biệt các tình huống lao động
                     trẻ em tồi tệ nhất như phải làm nô lệ hoặc nô dịch; tham gia
                     xung đột vũ trang; làm mại dâm; sản xuất, vận chuyển ma
                     tuý…hậu quả tâm lý gây ra cho lao động trẻ em có thể rất
          nặng nề như: suy giảm lòng tự tôn; thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội; có thái
          độ bạo lực, trầm cảm, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân...
                    Về nhận thức: Nhiều trường hợp, công việc mà trẻ phải làm có
                    thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về trí tuệ và xã hội của trẻ.
                    Ví dụ: trẻ em phải lao động khi độ tuổi còn quá nhỏ, hoặc phải
                    làm việc nhiều giờ, trong môi trường khắc nghiệt, bị kiểm soát
          chặt chẽ như phải lao động gán nợ trong gia đình, phải làm việc ở nơi khai
          thác khoáng sản phi pháp, làm công nhân trong các xưởng sản xuất trái
          phép v.v… thường bị suy giảm khả năng tiếp thu, thực hành tri thức mới và
          gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội.

                    Về giáo dục và phát triển kỹ năng: Lao động trẻ em tác động
                    tiêu cực đến việc hưởng thụ quyền học tập của trẻ. Ví dụ, trẻ
                    em phải làm việc nặng nhọc hoặc nhiều thời gian thường phải
                    bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học
          tập, từ đó thành tích học tập bị sút giảm, bị thụt lùi so với bạn bè và gặp khó
          khăn trong việc hòa nhập vào môi trường học tập.

          Trẻ em bắt đầu làm việc quá sớm bỏ lỡ các cơ hội để phát triển các kỹ năng
          cần thiết để chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính mình, không có đủ
          những kỹ năng cần thiết để có một công việc thỏa đáng. Điều này tác động
          tiêu cực tới tương lai của chính các em và tiếp tục tạo ra vòng quay của
          nghèo đói và lao động trẻ em.


           30
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37