Page 555 - Phẩm Tam Quốc
P. 555

trang. Đổng Trác vào kinh; sử dụng phương thức trước và không xong; sau

               trận chiến Quan Độ, lại sử dụng phương thức sau, cũng trở thành ảo ảnh. Lúc
               này chỉ có quân phiệt, không xuất thân từ sĩ tộc, mới có thể đoạt được chính
               quyền. Hơn nữa, chỉ có tạm thời vứt bỏ “đường lối nho gia sĩ tộc” mà Viên
               Thiệu là đại biểu thì họ mới có thể thành công. Đó là nguyên nhân để Lưu Bị,
               Tôn Quyền và những người khác thắng lợi “sau thời kỳ Viên Thiệu”. Số quân
               phiệt không sĩ tộc được lộ mặt, số chính quyền không sĩ tộc có thế, nói rõ ra
               vì “trước có xe, sau có vết”, nhờ có “tác dụng dẫn đầu” của Tào Tháo. Vì vậy

               giai cấp địa chủ sĩ tộc mới khẳng định phải trút hết mọi phẫn nộ lên người
               Tào Tháo, ôm mối thù khắc cốt ghi xương, coi Tháo là “yêu ma hóa”. Thêm
               vào đó, nhiều lần Tào Tháo đã bất nghĩa, nên không tránh khỏi từ anh hùng
               trở thành gian hùng.

                  Huống chi bản thân Tào Tháo lại bị người khác nắm chuôi. Sai lầm lớn
               nhất của Tào Tháo là đã chuẩn bị điều kiện để sau này Tào Phi xưng đế. Dù
               lịch sử không thể là giả, nhưng chúng ta cứ coi là giả, như Tào Tháo không
               xưng Ngụy vương, thậm chí không phong Ngụy công, không lập nước Ngụy,
               thì dù Tào gia đời đời có làm tướng, chắc sự việc đã khác. Đáng tiếc là Tào
               Tháo đã bị thứ quyền lực tối cao đó làm cho lú lẫn, rồi tự mình vác đá đập

               vào  chân  mình.  Nhớ  năm  đó,  khi  Louis  Bonaparte  phát  động  chính  biến
               giống như người bác Napole’on, Mác đã từng dự đoán: “nếu như hoàng bào
               được khoác lên người Louis Bonaparte, thì pho tượng đồng của Napole’on sẽ
               bị đẩy nhào từ đỉnh trụ tròn vườn Vendome xuống”. Chúng ta cũng có thể nói
               một câu: Khi Tào Phi khoác lên mình tấm hoàng bào, Tào Tháo chỉ có thể

               chờ để được vẽ thành một bộ mặt trắng bệch.
                  Lúc  Tào  Tháo  bước  vào  địa  ngục,  Gia  Cát  Lượng  cũng  bước  lên  thiên
               đường. Không thể phủ nhận, trên người Gia Cát Lượng luôn tỏa sáng ánh hào
               quang. Gia Cát Lượng một lòng vì thiên hạ, lo cho dân cho nước, cúc cung

               tận tụy, liên kết thận trọng, khép mình trong nguyên tắc, là một mẫu mực
               ngàn đời. Nhưng Gia Cát Lượng thành thần tiên không hoàn toàn vì những
               cái đó. Nguyên nhân chủ yếu vì xã hội cần có điển hình. Người thống trị đế
               quốc cần một trung thần, trăm họ cần một thanh quan, văn nhân sĩ đại phu
               cần một người phát ngôn. Đó cũng là đạo lý khiến Tào Tháo biến thành quỷ.
               Xã hội không chỉ cần điển hình chính diện và cũng cần cả điển hình phản

               diện.
                  Theo tôi, Gia Cát Lượng và Tào Tháo, hai nhân vật lịch sử, chẳng qua chỉ
               là con sóng trước con sóng sau của Trường Giang; là hình tượng dân gian,
   550   551   552   553   554   555   556   557   558   559