Page 553 - Phẩm Tam Quốc
P. 553

trọn quyền lớn, hoàng đế chỉ là cái tiếng. Hán Hiến đế chỉ là con rối, Lưu A

               Đẩu có quyền hành gì? Con người Gia Cát Lượng đến chức vụ cũng hệt như
               Tào Tháo, đều là thừa tướng khai phủ, đều được phong là huyện hầu (Tào
               Tháo Võ Bình hầu, Gia Cát Lượng Võ Hương hầu), đều là châu mục (Tào
               Tháo là Ký châu mục, Gia Cát Lượng là Ích châu mục). Nhưng, về sau Tào
               Tháo còn được phong là Ngụy công, lập Ngụy quốc, xưng Ngụy vương, Tào
               Phi còn đoạt đế vị. Gia Cát Lượng không làm những việc đó. Đây là điểm
               khác nhau. Khác nhau những gì? Ai cũng có thể nhận ra, Tào Tháo thực hiện

               “Vua hờ tướng thực” để sau này sẽ “Tiếm vị đoạt quyền”, Gia Cát Lượng
               không như vậy. Vì Gia Cát Lượng không phong công, không lập nước, không
               xưng vương gì gì đó và sau khi qua đời cũng không truyền lại tướng vị cho
               con. Có thể khẳng định, Gia Cát Lượng thực hiện “vua hờ tướng thực” là
               công tâm.

                  Nhưng như vậy thì có không ít người thấy khó hiểu. Đã là trung quân ái
               quốc, nếu không có bụng tiếm nghịch, thì vì sao lại để cho hoàng đế không
               có quyền hành gì? Những người muốn bảo vệ danh dự cho Gia Cát Lượng thì
               khăng khăng cho rằng do Lưu Thiền kém về trí lực. Một số học giả có khả
               năng từng rõ về Lưu Thiền không khỏi nghi ngờ Gia Cát Lượng muốn có

               quyền lớn, muốn tiếm quyền. Chúng ta có thể bàn bạc về hai cách nói trên.
               Với tất cả thiện chí của mình, tôi cho rằng, Gia Cát Lượng thực hiện “Vua hờ
               tướng thực” là muốn cải cách chế độ, hoàng đế là nguyên thủ quốc gia trên
               danh  nghĩa,  tượng  trưng  cho  chủ  quyền  và  sự  thống  nhất  đất  nước;  thừa
               tướng là đầu não của chính phủ làm những việc thực tế, phụ trách việc định

               ra và thi hành các chính sách. Thời đầu nhà Tây Hán là như vậy, và rõ ràng
               đó là chế độ tốt nhất. Nước Thục của Gia Cát Lượng có thể coi là “đặc khu
               chính trị” thời đó. Tiếc rằng việc đó chỉ có thực tiễn, không có lý luận, vừa
               không hình thành pháp luật, vừa không trở thành một chế độ chính thức. Hơn
               nữa, Gia Cát Lượng đã qua đời lúc còn đầy nhiệt huyết, và thế là hết tất cả,
               người người lấy làm thương tiếc.

                  Nhưng đây chưa phải là điều bất hạnh của Gia Cát Lượng. Điều bất hạnh là
               không có mấy người hiểu rõ những suy nghĩ của Gia Cát Lượng, thêm vào đó
               là đất nước lại bị diệt vong sớm nhất. Gia Cát Lượng qua đời, thực nghiệm
               của Gia Cát Lượng cũng ngừng; nước Thục mất, lý tưởng của Gia Cát Lượng

               mất theo. Ngay cả những người sùng bái thương tiếc Gia Cát Lượng cũng chỉ
               nghĩ tới “hưng phục Hán thất”, canh cánh bên lòng “xuất sư chưa thành”,
               không hề nhắc tới “Trị nước theo phép” và “vua hờ tướng thực” là những
               điều có ý nghĩa nhất, lẽ nào lại không là bất hạnh? Có người nói, nhân vật vĩ
   548   549   550   551   552   553   554   555   556   557   558