Page 554 - Phẩm Tam Quốc
P. 554

đại thường đều cô độc. Tin rằng Gia Cát Lượng là như vậy.

                  Lẽ nào Tào Tháo không như vậy! Hàng ngàn năm nay, có thể Tào Tháo là
               nhân vật số một lịch sử được bàn tới nhiều nhất, đến nay người người vẫn
               còn tranh luận, vinh khắp thiên hạ và phỉ báng cũng khắp thiên hạ. Nhưng có
               được bao người thực sự hiểu về Tào Tháo? Những lời đánh giá khách quan,

               công bằng và sâu sắc mà Tháo nhận được có bao nhiêu? Điều mà tôi nghe
               được chỉ là những lời “phẫn nộ về đạo nghĩa”. Nhưng Engels lại không cho là
               vậy (xem Lời tựa xuất bản lần thứ ba của Engels viết năm 1885 cho cuốn
               “Ngày mười tám tháng sương mù Louis Bonaparte” của K.Marx.

                  Chẳng có cách gì để đánh giá, phân tích đầy đủ về Tào Tháo (với Gia Cát
               Lượng cũng vậy), chỉ muốn đưa ra vài cách suy nghĩ đơn giản, chưa thật chín
               với bản thân. Theo tôi, công trạng chủ yếu của Tào Tháo không phải ở thống
               nhất, vấn đề của Tào Tháo cũng không phải ở gian trá và tàn khốc. Thống
               nhất  không  phải  đặc  quyền  của  Tào  Tháo,  cũng  không  phải  việc  của  một

               người. Lưu Bị và Tôn Quyền đều có tư cách thống nhất thiên hạ, đã có sự
               chuẩn bị và cống hiến cho sự thống nhất sau này. Còn như gian trá và tàn
               khốc thì đúng là có và không cần phải thanh minh hoặc che dấu bớt cho Tào
               Tháo. Nhưng phải nói, sự gian trá và tàn khốc đó đã bị nói khống lên nhiều,
               về điều này, từ lâu đã được nhiều sử gia đính chính, không phải nói thêm.

                  Tào Tháo muốn xây dựng một trật tự mới, theo tôi, đây mới là điều đáng
               khẳng định nhất. Nói về quan hệ giai cấp thì trật tự mới đó chính là thứ tộc;
               nói về hình thái ý thức là pháp gia. Vì vậy, điều này và cá nhân Tào Tháo
               phải được đánh giá rõ ràng. Lịch sử đã chứng minh, địa chủ thứ tộc và giai
               cấp thống trị thích hợp nhất ở thời đế quốc; và tư tưởng pháp gia không phải

               là hình thái ý thức thích hợp nhất với đế quốc. Đường lối chính trị từ sau đời
               Tùy Đường vừa không phải là “Nho gia sĩ tộc” của Viên Thiệu vừa không
               phải “pháp gia thứ tộc” của Tào Tháo mà là “nho gia thứ tộc”. Nhưng tận sau
               khi Ngụy Tấn Nam Bắc triều sửa sai vào năm 369, điều đó mới được thực
               hiện, dùng chính quyền sĩ tộc với Tư Mã gia tộc làm đại biểu cũng là một tất
               yếu trong lịch sử. Tào Tháo vừa vượt thời gian vừa sai lầm, lẽ nào lại không

               thất bại?
                  Lúc này chúng ta đã biết, vì sao giai cấp địa chủ sĩ tộc lại xa rời Tào Tháo
               đến nhường ấy. Bời vì Tào Tháo đã ngăn đường họ, làm nhỡ thời gian của
               họ. Phần trước đã nói, vào những năm cuối thời Đông Hán, sĩ tộc đã là lực

               lượng chủ yếu của tập đoàn thống trị. Họ muốn trở thành giai cấp thống trị,
               có thể có hai loại phương thức. Một là quá độ hòa bình, hai là đấu tranh vũ
   549   550   551   552   553   554   555   556   557   558   559