Page 549 - Phẩm Tam Quốc
P. 549

chiếu. Với cuộc sống ở tầng đáy xã hội đó, Lưu Bị đã hiểu được nỗi khổ

               trong dân gian, càng hiểu được tính cách của con người. Về mặt này thực
               giống như Tào Tháo. Một người như Lưu Bị, xuất thân “bần hàn” giống như
               Tào Tháo xuất thân nơi “vẩn đục”, họ đều không thích danh sĩ và sĩ tộc, nhất
               là những kẻ luôn hư trương thanh thế tự cho mình là thanh cao. Cả hai người
               nguyện chung sống với hàn tộc với thứ dân. Thực tế thì những thành viên hạt
               nhân trong tập đoàn Lưu Bị thời kỳ đầu đều không xuất thân từ danh môn
               vọng tộc như Quan Vũ và Trương Phi. Nhất là Quan Vũ, luôn xem thường sĩ

               tộc, danh sĩ và sĩ đại phu (Trương Phi thì ngược lại, xem Tam quốc chí –
               Trương Phi truyện). Vì sao Tào Tháo lại tán thưởng Quan Vũ đến như vậy,
               theo tôi, vì một nguyên nhân khó nói nên lời, tức là Quan Vũ còn miệt thị sĩ
               tộc hơn cả Tào Tháo. Còn Lưu Bị thì sao? Lưu Bị đối với các danh sĩ có phần
               khách khí hơn. Nhưng từ trong xương tuỷ mà nói, vị tất Lưu Bị đã thích họ.
               Như danh sĩ Trương Dụ trong Thục, chỉ vì một câu nói không khiêm tốn đã

               bị Lưu Bị giết. Theo Tam quốc chí – Chu Quần truyện, lúc đó như Lưu Bị
               nói, ngay cả hoa lan đi nữa, cứ vướng cửa là huỷ (hoa lan vướng cửa, không
               thể không cuốc đi)! Khẩu khí đó chẳng khác gì khẩu khí của Tào Tháo.
                  Về phần mình, Gia Cát Lượng có phần đồng tình với danh sĩ hơn. Lúc Lưu

               Bị  giết  Trương  Dụ,  Gia  Cát  Lượng  có  đến  cứu,  nhưng  tiếc  là  không  cứu
               được. Sau khi Gia Cát Lượng tiếp quản chính quyền Thục Hán, mấy danh sĩ
               trong Thục như Đỗ Vi, Tiều Chu được đối đãi khá hơn (vì vậy Tiều Chu phản
               Thục Hán, không phản Cát Lượng). Không có gì là lạ, bởi Gia Cát Lượng
               cũng là sĩ nhân, cũng là Bắc sĩ lưu vong như Pháp Chính, Trương Chiêu, Lỗ

               Túc (Bàng Thống là danh sĩ ở Kinh châu). Nhưng Gia Cát Lượng không chỉ
               đơn thuần là sĩ nhân mà còn là thừa tướng Thục Hán. Thân phận và chức
               tước như vậy đương nhiên là càng quan trọng. Vì vậy, khi mà lời nói và việc
               làm của các danh sĩ nguy hại đến chính quyền Thục Hán, Gia Cát Lượng sẽ
               không  khách  khí  thậm  chí  sẽ  “trị  tội  vì  lời  nói”  như  Tào  Tháo.  Liêu  Lập
               “Người tài của Sở” đã bị phế làm thứ dân với tội danh “phỉ báng tiên đế,
               trách hạch quần thần”. Lai Mẫn “Danh tộc Kinh Sở” cũng bị phế làm thứ dân
               với tội danh “loạn quần”. Danh sĩ Ích châu Bành Dạng bị xử tội chết lúc 37

               tuổi.
                  Cái chết của Bành Dạng tương tự như cái chết của Khổng Dung và Nễ

               Hành. Tội danh của Bành Dạng như là “sách động mưu phản lật đổ chính
               quyền”, từng nói với Mã Siêu “Khanh ở ngoài, ta ở trong, đủ để định thiên
               hạ”. Nhưng Bành Dạng lại giải thích, là muốn Mã Siêu lập võ công ở ngoài,
               bên trong mình sẽ phò tá Lưu Bị, cùng nhau đánh Tào, không có ý mưu phản.
   544   545   546   547   548   549   550   551   552   553   554