Page 544 - Phẩm Tam Quốc
P. 544

tộc cả. Tuân Úc thuộc phái hệ “giúp Tào”, nhưng thực chất là “giúp Hán”, rõ

               ràng là “người ở bên Tào, lòng ở chỗ Hán”. Chính do mâu thuẫn nội tại này
               đã nung nấu và trở thành bi kịch của Tuân Úc.
                  Không nung nấu thành bi kịch cũng có, như Trần Quần. Theo Tam quốc
               chí – Trần Quần truyện và lời chú dẫn của Bùi Tùng Chi, ông, cha và chú của

               Trần Quần đều “nổi tiếng” thời đó. Họ đểu làm quan. Bản thân Trần Quần
               từng  được  Khổng  Dung  chọn  cử,  Trần  Quần  vừa  là  sĩ  tộc  vừa  là  danh  sĩ.
               Nhưng Trần Quần không hề phản đối Tào Tháo lập nước, thậm chí còn hùn
               vào, muốn Tào Tháo xưng đế (Đương nhiên Tào Tháo không đồng ý). Như
               vậy, Trần Quần rõ ràng là thuộc “phái giúp đỡ” nhưng khi Tào Tháo vừa mất,
               Trần Quần đã đưa “phép cửu phẩm quan nhân” của mình cho Tào Phi, và

               được thực hiện luôn. Tào Tháo đoạt mất quyền lợi của giai cấp sĩ tộc, Trần
               Quần cũng “lấy” mất đường về của họ, nói xem Trần Quần thuộc phái nào?
                  Thực tế thì Tuân Úc và Trần Quần đều không phải “phái giúp Tào” thực

               bụng. Tuân Úc ủng hộ vương triều Đông Hán sắp diệt vong; Trần Quần ủng
               hộ giai cấp sĩ tộc đang đà phát triển. Tuân Úc thông minh, hiểu rõ nếu muốn
               quy về một mối mà chỉ dựa vào hoàng đế là chưa đủ, chi có thể dựa vào thế
               lực tên “Chung Quỳ” là Tào Tháo để “đuổi quỷ”. Có điều Tuân Úc không
               ngờ trong quá trình “Chung Quỳ” “đuổi quỷ” thì bản thân mình biến thành
               “quỷ”, vì thế Tuân Úc phải lấy thân tuẫn đạo. Trần Quần cao minh, biết rằng

               “người cởi chuông phải là người buộc chuông”, muốn lấy lại quyền lợi của
               giai cấp sĩ tộc, trước hết phải đánh giá được kẻ đã đoạt quyền. Vì vậy, Trần
               Quần “Lấy đạo của người để trị người”. Tào Tháo “trộm rường đổi cột”, Trần
               Quần liền “đổi cột trộm rường”. Tào Tháo giương cờ “giúp Hán” để “tiếm
               Hán”, Trần Quần liền giương cờ “giúp Tào” để “biến Tào”. Rõ ràng, Tuân
               Úc là cao thượng, Trần Quần là cao minh.

                  Lập  trường  của  Tuân  Úc  không  phải  là  lập  trường  của  Tào  Tháo,  lập
               trường của Lỗ Túc lại là lập trường của Tôn Quyền. Vì vậy, kết cục của Lỗ
               Túc  tốt  hơn  nhiều,  vấn  đề  của  Tôn  Quyền  cũng  đơn  giản  hơn  nhiều.  Tôn
               Quyền không phải sĩ tộc. Lỗ Túc cũng không phải danh sĩ, họ không phải

               chịu một áp lực nào. Vì vậy, Lỗ Túc có thể nói thẳng “Hán thất không thể
               phục hưng”, Tôn Quyền có thể lúc thì phản Tào lúc thì hàng Tào. Ở chỗ Tôn
               Quyền giúp Tào hay phản Tào không có mâu thuẫn, hàng Tào và giúp Hán
               cũng không có mâu thuẫn. Muốn hàng Tào (lúc phải đối phó với Lưu Bị) chỉ
               cần nói Tào Tháo là “Hán tướng”; muốn phản Tào (lúc liên hợp với Lưu Bị)
               lại nói Tào Tháo là “Hán tặc”. Một điển hình của chủ nghĩa thực dụng! Đông
   539   540   541   542   543   544   545   546   547   548   549