Page 542 - Phẩm Tam Quốc
P. 542

V. Tháo chuông rồi lại buộc chuông

                  Tuân Úc, Lỗ Túc, Gia Cát Lượng (theo thứ tự trước sau xuống núi), có thể
               đây là ba vị “mưu sĩ” đáng chú ý nhất trong ba tập đoàn lớn thời đó. Đương

               nhiên, không có nghĩa là những người khác (như Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn
               bên  phía  Tôn  Quyền)  không quan  trọng.  Nhưng  nói  tới  việc  lập  nước  của
               Ngụy, Thục, Ngô thì không thể không kể tới ba vị này. Vì họ có ý niệm chính
               trị và phương lược dựng nước (những Long Trung đối khác nhau) và đều có
               ảnh hưởng đến vị quân chủ của mình. Từ góc nhìn đó, không thể coi họ là
               “mưu sĩ” chung chung, thậm chí không nên gọi là mưu sĩ mà gọi là “chính trị
               gia”. Nhưng ba người đó đã có những kết cục khác nhau. Tuân Úc bất hạnh
               nhất. Tuân Úc cả đời vất vả phục vụ Tào Tháo, nhưng lúc 50 tuổi đã bị Tào

               Tháo làm cho rầu rĩ phẫn nộ đến chết. So với Lỗ Túc, Gia Cát Lượng là khác
               biệt một trời một vực. Gia Cát Lượng được Lưu Bị gửi con, gửi nước; Lỗ Túc
               được Tôn Quyền đánh giá rất cao (dù chỉ “dăm bảy phần mười”). Tuân Úc
               được những gì? Được “Ích là Kính”.

                  Về cái chết của Tuân Úc, chúng ta phân tích trong tập Tiến thoái hết chỗ
               tựa. Ở đây, cần nói rõ thêm “điều kiện và cục thế” khi đó, đã quyết định thế
               nào đến số phận các nhân vật lịch sử. Chúng ta đều biết, Tuân Úc là nhân vật
               đặc biệt trong tập đoàn Tào Tháo. Tuân Úc xuất thân sĩ tộc, ông là huyện
               lệnh Lang Lăng, cha là quốc tướng Tế Nam, chú Tuân Sảng từng là tam công

               (tư không). Bản thân Tuân Úc là danh sĩ, được Hà Ngung ở Nam Dương bình
               là “có tài vương tá”. Hà Ngung là người không đơn giản, là “người trong
               đảng cố” những năm cuối thời Đông Hán, một nhân vật quan trọng trong tập
               đoàn danh sĩ, từng vạch mưu giết Đổng Trác. Tuân Úc cũng là một trong hai
               người nhìn ra Tào Tháo sớm nhất (người kia là Kiều Huyền). Vì vậy, Tuân

               Úc vừa là sĩ tộc vừa là danh sĩ.
                  Nhưng Tuân Úc, một người vừa là sĩ tộc vừa là danh sĩ đã chạy đến với
               Tào Tháo. Hơn nữa, trước đó Tuân Úc còn ở chỗ Viên Thiệu. Chúng ta cần
               biết, đường lối của Viên Thiệu là “sĩ tộc Nho gia”. Đường lối của Tào Tháo
               là “Pháp gia hàn tộc”. Tuân Úc bỏ Viên sang với Tào, là chuyện không bình

               thường. Không bình thường hơn nữa, Tuân Úc sang với Tào Tháo vào năm
               Sơ  Bình  thứ  II  (Công  nguyên  năm  191)  thời  Hán  Hiến  đế.  Lúc  này  Viên
               Thiệu đã đoạt được địa bàn của Hàn Phức, là Ký châu mục, Tào Tháo mới
               được Viên Thiệu tiến cử là thái thú Đông quận, về cơ bản chưa sánh được với
               Viên Thiệu. Phần trước đã nói, trong chiến dịch Quan Độ (Công nguyên năm

               200), Tào Tháo đã “phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục”. Rất nhiều
   537   538   539   540   541   542   543   544   545   546   547