Page 538 - Phẩm Tam Quốc
P. 538

từng nói: “một người dân, một tấc đất đều không có”. Vương triều Hán một

               người dân, một tấc đất đều không có, làm sao có thể phục hưng được?
                  Người chỉ ra sự thực “tàn khốc” đó sớm nhất, phải kể là Lỗ Túc. Phần
               trước đã nói, trong Đối sách trước giường vào năm Kiến An thứ V (Công
               nguyên năm 200), Lỗ Túc đã nói rõ với Tôn Quyền “Hán thất không thể phục

               hưng”. Nhưng bảy năm sau đó, một lần trò chuyện với Lưu Bị ở Long Trung,
               Gia Cát Lượng lại nói “có thể dựng lại Hán thất”. Thậm chí vào năm Kiến
               Hưng thứ V (Công nguyên năm 227) thời Thục Hán, Tào Phi đã qua đời, Gia
               Cát Lượng trước lúc Xuất sư biểu Bắc phạt còn lấy “Phục hưng Hán thất, về
               lại  đô  cũ”  làm  lời  hiệu  triệu.  Qua  đây,  có  người  cho  rằng  Gia  Cát  Lượng
               không thức thời. Thực ra đều không đúng. Lỗ Túc không phải ít hiểu biết, mà

               có con mắt nhạy cảm; Gia Cát Lượng cũng không phải không thức thời, mà
               là có yêu cầu khác. Ở họ, một người nhìn thẳng vào sự thực, một người có lý
               tưởng, nhưng họ đáng được chúng ta kính trọng.

                  Sự thực, ở hai trận doanh Ngô – Thục, quan hệ giữa Gia Cát Lượng và Lỗ
               Túc là rất tốt. Tam quốc chí phần tiếc mực như vàng nói rất hay, lúc Lỗ Túc
               qua đời “Gia Cát Lượng đến phát tang”. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được
               tình  cảm  sâu  nặng  của  hai  người.  Tình  cảm  hữu  nghị  đó  được  hình  thành
               trong quá trình hai người thúc đẩy và ủng hộ liên minh Tôn, Lưu; trong quá
               trình làm việc, hiểu biết lẫn nhau, thực hiếm hoi! Thực khó để hiểu được, hai

               người cách nhau rất xa, lại có được tình cảm sâu nặng đến như vậy. Thực tế
               thì ý niệm chính trị của Lượng, Túc là khác nhau, nhưng không can hệ gì tới
               phẩm chất và tư tưởng, mà can hệ tới lập trường chính trị. Cũng tức là, lập
               trường của họ khác nhau, nên mới có ý niệm và phán đoán khác nhau, nhưng
               không ngăn cản họ trở thành bạn trong liên minh, bè bạn, thậm chí là chiến
               hữu.

                  Vậy, lập trường của Gia Cát Lượng và Lỗ Túc là gì? Lập trường của Lỗ
               Túc là phò tá Tôn Quyền nên “bá nghiệp” rồi “đế nghiệp”. Lập trường của
               Gia Cát Lượng là phò tá Lưu Bị thành “bá nghiệp” rồi “hưng phục Hán thất”.
               Mục tiêu giai đoạn đầu là như nhau, nhưng sau cùng là khác nhau. Vì vậy Lỗ

               Túc và Gia Cát Lượng có thể trở thành bè bạn, nhưng không thể trở thành
               đồng chí. Và đây cũng là điều mà Tôn Quyền và Lưu Bị có thể liên minh,
               nhưng rồi ai đi đường nấy, và cuối cùng có thể trở mặt. Trở mặt, đương nhiên
               vì lợi ích hai nước xung đột; còn đường lối khác nhau lại do một nguyên
               nhân khác.

                  Nói tới Tôn Quyền trước. Tôn Quyền không phải Viên Thiệu, không phải
   533   534   535   536   537   538   539   540   541   542   543