Page 533 - Phẩm Tam Quốc
P. 533
An thứ VI (Công nguyên năm 201), Tuân Úc đã can ngăn; một lần khác là
vào mùa thu năm Kiến An thứ VIII (Công nguyên năm 203), Tuân Úc lại
can. Tuân Úc nêu lý do, thế lực Viên Thiệu chưa bị tiêu diệt, tập đoàn Viên
Thiệu “Người vẫn còn, ý chưa hết”. Nhưng đến năm Kiến An thứ IX (Công
nguyên năm 204), Tào Tháo đã công phá Nghiệp Thành; năm Kiến An thứ X
(Công nguyên năm 205), toàn bộ Ký châu rơi vào tay Tào Tháo; năm Kiến
An thứ XII (Công nguyên năm 207), có thế lực cát cứ của Viên Thiệu làm
hậu thuẫn, Ô Hoàn cũng bình định xong. Lúc này, Tào Tháo hết lo về hoạ ở
phía sau, hoàn toàn có thể đoạt lấy Kinh châu, và cũng cần phải đoạt lấy Kinh
châu.
Thứ hai, Tào Tháo cần phải tiêu diệt Lưu Biểu. Lưu Biểu là ai? Lưu Biểu
không chỉ là Kinh châu mục mà còn là tông thất, danh sĩ, quân phiệt. Cũng
tức là nói, Lưu Biểu vừa là thế lực quân phiệt cát cứ địa phương vừa là nhân
vật đại diện cho giai cấp sĩ tộc. Lưu Biểu là nhân vật như vậy còn lại sau lúc
Viên Thuật và Viên Thiệu qua đời. Lưu Chương là con Lưu Yên thực không
đáng ngại. Dưới con mắt Tào Tháo, ảnh hưởng của Lưu Biểu mạnh hơn “ác
liệt” hơn hẳn Lưu Chương. Hậu Hán thư – Lưu Biểu truyện nói, ở Kinh châu,
Lưu Biểu tiếp nhận “hàng ngàn” nhân sĩ lưu vong từ phương bắc, còn “bỏ
tiền của an ủi giúp đỡ”. Lưu Biểu lại “mở mang trường học, cầu tìm nho
thuật”, còn cho người “tuyển chọn chương cú trong Ngũ kinh lưu lại cho đời
sau”. Cũng giống như Viên Thiệu, họ đều theo con đường “Nho gia sĩ tộc”.
Năm Kiến An thứ XIII (Công nguyên năm 208), Tào Tháo khôi phục chế độ
thừa tướng và ra làm thừa tướng, chuẩn bị xây dựng chính quyền của “Pháp
gia hàn tộc”, lẽ nào còn dung được Lưu Biểu? Thêm nữa, Lưu Bị cũng đang
ở chỗ Lưu Biểu, một lúc có thể diệt được cả hai.
Thứ ba, Tào Tháo còn muốn uy hiếp Tôn Quyền. Năm Kiến An thứ VIII
(Công nguyên năm 202), Tào Tháo muốn Tôn Quyền cho con đến làm con
tin, Tôn Quyền cự tuyệt, có nhiều khả năng Tào Tháo sẽ ghi tên Tôn Quyền
vào sổ đen. Đánh Kinh châu, diệt Lưu Biểu, ít ra cũng là một đòn cảnh cáo
Tôn Quyền. Vì thế Tào Tháo mới có “thư đe doạ” Tôn Quyền. Tiếc rằng,
cách suy nghĩ của Tào Tháo đã chẳng có tác dụng gì. Tôn Quyền không sợ,
còn liên hợp với Lưu Bị, như một bó lửa đốt thẳng vào chỗ Tào Tháo. Lưu
Biểu tuy đã chết, nhưng Lưu Bị lại ngày một lớn mạnh. Giang Lăng tuy đã
vào tay, nhưng lại mất, coi như chẳng được gì. Tào Tháo lấy được Tương
Dương, nhưng Giang Lăng vẫn ở trong tay đối thủ. Tào Tháo cũng không thể
bước qua Trường Giang. Trận này Tháo mất nhiều hơn được.