Page 531 - Phẩm Tam Quốc
P. 531
chia làm đôi. Phía tây Trường Giang (Giang Đông), bị Tôn Sách dòm ngó.
Kết quả, Lưu Do binh bại, lâm bệnh và mất, bốn trong sáu quận của Dương
châu là Ngô quận, Cối Kê, Đan Dương, Dự chương rơi vào tay Tôn Sách, là
cơ sở để thành lập chính quyền Tôn Ngô sau này.
Tháng Tư niên hiệu Kiến An thứ V (Công nguyên năm 200), Tôn Quyền
tiếp nhận chính quyền Tôn thị. Lúc này Tào Tháo và Viên Thiệu đang đối
địch ở Quan Độ, thắng bại thế nào chưa rõ. Nhưng kể từ sau tháng mười năm
đó, cũng là lúc Tào Tháo vừa chiến thắng Viên Thiệu, bên cạnh Tôn Quyền
đã có người nêu ý kiến “lập hiệu đế vương để lấy thiên hạ”. Người đó chính
là Lỗ Túc. Quy hoạch của Lỗ Túc, còn gọi là “Long Trung đối” theo “Đông
Ngô bản” ở đó gồm ba bước. Bước một, củng cố Giang Đông, cùng với
Trung Nguyên (Tào Tháo), Kinh châu (Lưu Biểu) lập thế châu vạc; bước hai,
lúc thích hợp đoạt lấy Kinh châu, chiếm cứ toàn bộ Lưu vực Trường Giang,
không theo miền Bắc; bước ba, xưng đế dựng nước, mưu cầu thống nhất
thiên hạ. So với bản quy hoạch bảy năm sau Gia Cát Lượng lập cho Lưu Bị ở
Long Trung, ở đây có điểm giống nhau đến kỳ lạ, cả hai đều chủ trương
“phân ba trước, và thống nhất sau”, và đều là “miền Nam chống lại miền
Bắc”. Có điều, Lỗ Túc nói ba nhà, là Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Biểu; Gia
Cát Lượng nói, là Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị. Nhưng khái niệm là giống
nhau, tức là Trung Nguyên, Giang Đông và Kinh châu. Kinh châu trong tay
Lưu Biểu, tức là Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Biểu, Lưu Bị. Trên thực tế, Lưu
Biểu qua đời, Lưu Tôn đầu hàng, Lỗ Túc và Tôn Quyền điều chỉnh luôn.
Không chỉ đổi “người trong kịch” là Lưu Biểu thành Lưu Bị, mà còn đổi cả
sách lược với Kinh châu từ chống đối thành liên hợp.
Từ đây thấy rõ tác dụng của Lỗ Túc là vô cùng quan trọng khi ba nước
Ngụy, Thục, Ngô hình thành thế chân vạc. Ai cũng biết, nếu không có liên
minh Tôn Lưu thì không có trận chiến Xích Bích; không có trận chiến Xích
Bích sẽ không có thế chân vạc của ba nước; và quyền chủ động trong liên
minh Tôn Lưu lại thuộc về Tôn Quyền. Tôn Quyền không chịu liên minh thì
Lưu Bị, Gia Cát Lượng cũng chẳng có cách gì. Vậy, vì sao Tôn Quyền lại
quyết tâm liên Lưu chống Tào? Một trong mấy nguyên nhân đã được Lỗ Túc
nói rõ từ bảy năm trước. Trong lần mật đàm lúc “cùng uống rượu ở trên
giường”, Lỗ Túc không chỉ có quy hoạch chiến lược cho Tôn Quyền mà còn
chỉ rõ căn cứ của quy hoạch đó, tức là “Hán thất không thể phục hưng, Tào
Tháo không thể trừ ngay”. Lỗ Túc đã phán đoán đại thế thiên hạ là như vậy
và đó là sự phán đoán chính xác. Chúng ta cần biết, điều đáng sợ nhất với
một chính trị gia là hình thế không rõ ràng, mục tiêu không chính xác. Lỗ