Page 526 - Phẩm Tam Quốc
P. 526
quan, ngoại thích lẫn hoạn quan đều hết đời. Ba cột chống của đế quốc Đại
Hạ đã đổ mất hai, còn lại một cây rất khó chống.
Lúc này thì Đổng Trác được sĩ tộc (Viên Thiệu) mời đến. Đây là thời khắc
mấu chốt. Nếu Đổng Trác là sĩ tộc, hoặc là người sĩ tộc có thể tiếp nhận thì
có lẽ lịch sử đã sang trang. Mặc cho Đổng Trác muốn dựa vào sĩ tộc để xây
dựng lại một trật tự mới cho đế quốc, nhưng sĩ tộc không muốn hợp tác với
Đổng Trác và Đổng Trác cũng chẳng biết phải làm gì để hợp tác với sĩ tộc.
Đổng Trác là kẻ làm bừa, hoành hành lấn quyền, không tuân theo pháp chế,
không giữ lễ nghĩa, nên đã bị sĩ tộc hô hào “cả nước cùng giết, thiên hạ cùng
đánh kẻ thù của nhân dân”. Vương Doãn cầm đầu triều quan tìm cách ám sát;
Viên Thiệu cầm đầu ngoại quan, khởi binh đánh đuổi. Triều dã một phen hỗn
loạn.
Lúc này, đế quốc vốn đã lộn xộn bất an càng thêm lộn xộn, thiên hạ của
môn phiệt biến thành thiên hạ của quân phiệt. Một mặt triều đình phái châu
mục, thứ sử, thái thú đến các vùng, cầm quân tự lo tự làm, cát cứ một
phương; mặt khác thế gia đại tộc cũng vứt bút bỏ bừa đua nhau chiêu binh
mãi mã, kéo bè kết đảng, chiếm núi xưng vương, “to lớn thì liền quận quốc,
trung bình thì chiếm thành ấp, nho nhỏ thì tụ tập cả trăm cả ngàn” (Tào Phi
Điển luận), danh nghĩa là đánh Đổng Trác, thực tế là chiếm địa bàn. Đổng
Trác, một quân phiệt không muốn là quân phiệt, đã khiến nhiều người thành
quân phiệt.
Lịch sử đã bước vào thời đại quân phiệt, nên, chỉ có quân phiệt mới giải
quyết được cục diện, môn phiệt phải bó tay. Thế nào là môn phiệt? Là các gia
tộc đời đời hiển hách được quý trọng. Thế nào là quân phiệt? Là những tập
đoàn dùng binh tự liệu. Đời đời hiển quý hoặc dùng binh tự liệu đều có địa vị
và lực lượng đặc biệt, chi phối toàn bộ xã hội, vì vậy đều gọi là phiệt. Nhưng
môn phiệt dựa vào danh vọng môn đệ trở thành phiệt, còn quân phiệt lại dựa
vào lực lượng vũ trang để thành phiệt. Danh vọng môn đệ không đấu nổi với
lực lượng vũ trang, vì vậy, môn phiệt cũng đấu không lại với quân phiệt. Môn
phiệt gặp quân phiệt như tú tài gặp lính, có lý mà không được nói, trừ phi họ
đều là quân phiệt.
Sĩ tộc không phải là không cố gắng về mặt này. Viên Thiệu và Viên Thuật
đều là “môn phiệt kiêm quân phiệt”. Lưu Biểu và Lưu Yên lại là “Tông thất
kiêm quân phiệt”. Đúng là họ đã một thời phong quang. Nhất là Viên Thiệu,
áo mão vọng tộc, bốn đời tam công, môn sinh là quan lại khắp thiên hạ, còn
có cả đất của bốn châu Ký, Thanh, Tinh, U, hơn nửa phương bắc, có thể coi