Page 528 - Phẩm Tam Quốc
P. 528
Hiến đế Hưng Bình năm đầu (Công nguyên năm 194), Trương Mạc và Trần
Cung nhân lúc Tào Tháo đi đánh Từ châu đã phản biến, liên hợp với Lã Bố
cướp căn cứ địa của Tào Tháo. Nếu không có Tuân Úc và Trình Dục, Hạ Hầu
Đôn giữ vững Quyên Thành, Phạm huyện, Đông A thì Tào Tháo đã như chó
nhà có tang. Trương Mạc và Trần Cung là bạn cũ của Tào Tháo, vì sao phải
làm phản? Vì trước đó, Tào Tháo đã giết Biên Nhượng danh sĩ Duyện châu,
khiến sĩ tộc và danh sĩ công phẫn (điều này Hậu Hán thư và Tư trị thông
giám nói khác nhau). Ở đây nói theo Tư trị thông giám. Tháo giết Biên
Nhượng nhằm uy hiếp sĩ tộc, kết quả suýt nữa chết không có đất chôn. Phản
đối sĩ tộc đâu có dễ dàng!
Nhưng sĩ tộc vẫn chưa đè bẹp được Tào Tháo và lực lượng của Viên Thiệu
cũng ngày một mạnh hơn. Vì vậy trận chiến Quan Độ mới xảy ra. Nếu nói
trận chiến Duyện châu là sự tập kích đột xuất của thế gia đại tộc vào Tào
Tháo, thì trận chiến Quan Độ là trận quyết chiến lớn giữa hai đường lối của
hai giai cấp. Ngài Điền Dư Khánh nói đúng, chiến tranh giữa Viên và Tào là
chiến tranh giữa sĩ tộc và hàn tộc trong xã hội, về hình thái ý thức là chiến
tranh giữa Nho gia và Pháp gia (“chiến tranh Tào Viên và thế gia đại tộc”).
Viên Thiệu thắng, thiên hạ là sĩ tộc và Nho gia; Tào Tháo thắng, chính quyền
mới và trật tự mới sẽ do hàn tộc và Pháp gia xây dựng. Vì vậy, chiến tranh
Quan Độ là chiến tranh quyết định vận mệnh và tiền đồ Trung Quốc lúc đó.
Trận chiến đó thực kinh điển và quyết liệt. Bấy giờ không chỉ có giai cấp
địa chủ sĩ tộc mặc giáp trụ cho Viên Thiệu mà ngay cả một số người không là
sĩ tộc cũng xem trọng Viên Thiệu, xem thường Tào Tháo. Đổng Thừa chính
biến, Lưu Bị phản chạy, Dự Châu nhiều nơi hỗn loạn, Từ châu quận huyện
hàng Viên, Lưu Biểu ngấm ngầm làm phản, Tôn Sách mưu mô đánh lén, lãnh
tụ danh sĩ Khổng Dung đồn thổi tin tức ra khắp Hứa Đô, nói rằng không thể
đánh bại được Viên Thiệu, xung quanh Tào Tháo là lời ca của nước Sở. Nếu
không được Tuân Úc và những người khác kiên quyết chống đỡ e Tháo khó
bề đứng vững. Trong tập “Thiên hạ quy tâm”, chúng ta nói tới chuyện, sau
khi chiến thắng Viên Thiệu, Tháo cho đốt hết tất cả thư tín vừa thu được, là
“giấy tờ tư thông với Viên Thiệu”. Tào Tháo giải thích “cô còn không tự giữ
được”, sao trách người khác! Việc này luôn được xem là Tào Tháo rộng
lượng hoặc quyền thuật. Kỳ thực là rộng lượng hay quyền thuật là do buộc
phải thế, về cơ bản Tào Tháo không dám truy cứu tiếp.
Cuối cùng thì Tào Tháo đã thắng, Viên Thiệu thất bại. Lúc này thì lịch
trình lịch sử đã rối loạn đến tận cùng. Lúc Đổng Trác đánh tới, giai cấp địa