Page 524 - Phẩm Tam Quốc
P. 524

II. Môn phiệt gặp phải quân phiệt

                  Quân phiệt là lũ cường hào địa phương có lực lượng vũ trang độc lập của
               riêng mình. Loại cường hào này đã có từ rất sớm, là loại thổ hào được sinh ra

               do vương triều Đông Hán đã không lưu tâm, không khống chế nổi. Cuối thời
               Đông Hán, nhất là sau lúc Khăn vàng khởi nghĩa, năng lực khống chế địa
               phương của chính phủ trung ương trở nên yếu ớt, thế lực bọn thổ hào càng
               thêm mạnh. Trong số họ, có người xưng hùng xưng bá ở địa phương, gọi là
               “hào bá”; có người xây dựng đội vũ trang riêng, gọi là “hào soái”; có người
               lợi dụng quan chức được triều đình bổ nhiệm để cát cứ, trở thành “chư hầu”.
               Vì họ đều có lực lượng vũ trang, nên đều là “quân phiệt”. Có điều, trước lúc
               Hán Linh đế tạ thế, họ chưa là gì cả.

                  Cần có điều kiện tiên quyết để quân phiệt trò thành một lực lượng, đó là
               chính phủ trung ương phải đổ, hoặc danh còn, lực hết. Trung ương không

               khống chế được địa phương, cường hào liền xưng bá; quan văn không trị lý
               được quốc gia, quân phiệt liền hoành hành. Suýt nữa thì họ trở thành sĩ tộc
               của giai cấp thống trị, chỉ có thể trao lại quyền thống trị. Trên thực tế sĩ tộc
               (bao gồm cả các thế lực chính trị khác) thế lực đã rất lớn, nhưng nguyên nhân
               cơ  bản  là  tập  đoàn  trung  ương,  triều  đình  còn  có  thể  hiệu  lệnh  thiên  hạ.
               Nhưng nếu hoàng đế đã thực sự trở thành đơn độc, thậm chí “thiên tử” đã
               biến thành “lãng tử”, mục thú các địa phương không theo sự chỉ huy, họ cũng

               chẳng còn cách nào khác. Lúc này, đơn thuần là môn đệ danh vọng cao cũng
               vô dụng, đến như ân tín cũng vứt, chỉ còn có súng là nói chuyện được. Ai
               cầm chắc cây súng? Quân phiệt. Ai cho chính phủ trung ương còn cái danh
               nhưng quyền thì hết? Cũng chính là quân phiệt. Và chúng ta biết rõ đó chính
               là Đổng Trác.

                  Đổng Trác là quân phiệt đầu tiên đánh vào vũ đài lịch sử. Đổng Trác vốn
               là cường hào địa phương ở Lương Châu, là người sớm biết dùng binh. Bộ
               thuộc của Đổng Trác, như lời ngài Phạm Văn Lan, là “thổ bá” một số địa
               phương, là “hào thủ” của tộc Khương tộc Hồ. Đó đều là quân phiệt. Đổng
               Trác vào Lạc Dương không phải để làm quân phiệt, mà để xây dựng một trật

               tự mới. Vấn đề ở chỗ, Đổng Trác không hề biết trật tự mới phải xây dựng
               như thế nào, bản thân Đổng Trác cũng chẳng có chủ ý gì. Kết quả, chưa xây
               dựng được trật tự mới thì mệnh của trật tự cũ lại sắp hết.

                  Món nợ này đương nhiên không thể đổ hết lên đẩu Đổng Trác, nói đến
               cùng thì vì vương triều Đông Hán đã quá mục nát chỉ cần đụng nhẹ là đổ.
               Trong  tập  “Đường  riêng  đồng  quy”  chúng  ta  đã  nói,  đế  quốc  Đại  Hạ  của
   519   520   521   522   523   524   525   526   527   528   529