Page 523 - Phẩm Tam Quốc
P. 523

môn”. Một gia tộc đọc sách, làm quan, thậm chí đời đời làm quan thì được

               gọi là vọng tộc, cao môn. Làm quan mới có phiệt duyệt, có phiệt duyệt mới
               có danh vọng, đẳng cấp. Vì vậy, môn vọng, môn đệ, phiệt duyệt là ba trong
               một thể nên mới gọi là “môn phiệt”. Môn phiệt chỉ một gia tộc cao sang hiển
               hách làm quan thời đó. Chế độ môn phiệt là chế độ bảo vệ lợi ích chính trị
               của giai cấp. Nó thực thi phương án “Cửu phẩm quan nhân pháp” hoặc “Cửu
               phẩm trung chính chế”.

                  Đương nhiên sĩ tộc thích có một chế độ như vậy. Nhất là sĩ tộc lớp trung
               bình và cao lại càng thích, vì họ có thể lũng đoạn quyền lợi làm quan. Cuối
               cùng thì chế độ này cũng được thực thi. Vì sĩ tộc cuối những năm Đông Hán
               đã bắt đầu lũng đoạn quyền làm quan. Đúng như trong Trung Quốc thông sử

               của ngài Phạm Văn Lan đã nói: “Cửu phẩm quan nhân pháp” là “một quy
               định pháp luật đã thành sự thực”. Nhưng, lũng đoạn quyền làm quan là biển
               quan chức không thể thế tập thành thế tập, lập nên “thế tập chế không phải là
               thế tập”, hoặc là bán thế tập chế của tập đoàn quan liêu. Hiển nhiên, không
               phù hợp với yêu cầu của chế độ đế quốc. Chế độ đế quốc yêu cầu không có
               thế tập trong quan liêu. Do đó chế độ môn phiệt cần phải rút khỏi vũ đài lịch
               sử, nhường chỗ cho chế độ khoa cử hoàn toàn không có thế tập trong quan

               liêu. Giai cấp địa chủ sĩ tộc cũng phải rời khỏi vũ đài lịch sử, nhường chỗ cho
               giai  cấp  địa  chủ  thứ  tộc  không  lũng  đoạn  quyền  làm  quan.  Chính  vì  vậy,
               chúng ta mới nói Ngụy Tấn Nam Bắc Triều là sự “xen kẽ lớn” trong lịch sử.

                  Điều rất vui là, trước sự “xen kẽ lớn” đó còn có một đoạn “xen kẽ nhỏ”.
               Đó là Tam Quốc. Trong tập Đường riêng đồng quy, chúng ta đã nói, trong
               những năm cuối thời Đông Hán, sĩ tộc đã lũng đoạn con đường làm quan,
               khống  chế  dư  luận,  biến  thành  cường  hào.  Lũng  đoạn  đường  làm  quan  là
               chiếm lĩnh thượng tầng kiến trúc; khống chế dư luận, là nắm lấy hình thái ý
               thức; biến thành cường hào, là nắm trọn cơ sở kinh tế. Như vậy là đã nắm cả

               đất nước. Nếu cứ thế này mà phát triển tiếp thì giai cấp địa chủ sĩ tộc sẽ trở
               thành giai cấp thống trị đế quốc. Vậy thì, lịch trình của lịch sử sẽ không loạn,
               bàn tính như ý của sĩ tộc sao có thể vứt đi được?

                  Nhưng thực là bất hạnh, môn phiệt gặp phải quân phiệt.
   518   519   520   521   522   523   524   525   526   527   528