Page 521 - Phẩm Tam Quốc
P. 521

đất, kết quả sau hai đời đã mất. Giai cấp thống trị thời Hán nhận được bài học

               của đời Tần, đã thay đổi hình thái ý thức (trước là Đạo gia học thuyết, sau là
               Nho gia học thuyết), đồng thời cải biên cả phương thức thống trị (trước là để
               dân nghỉ ngơi, sau là tạp dụng vương bá), nên thiên hạ thái bình, nhà Hán dài
               hơn 400 năm.

                  Lịch sử nhà Tần tuy ngắn, nhưng Tần là người khai sáng. Hán chỉ là người
               chấp hành di chúc chính trị của triều Tần. Không chỉ Lưỡng Hán mà các triều
               đại sau này đều thực hành chế độ do nhà Tần sáng lập nên. Giai cấp thống trị
               thời đại đế quốc đều là giai cấp địa chủ. Nhưng giai cấp địa chủ cũng có
               nhiều loại hình. Vì vậy có nhiều loại giai cấp địa chủ khác nhau giữ vai trò
               thống trị trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Cụ thể là, Tần Hán là địa chủ

               quý tộc, Ngụy Tần là địa chủ sĩ tộc, Tuỳ Đường sau này là địa chủ thứ tộc.
                  Phong kiến lãnh chúa dần chuyển biến thành địa chủ quý tộc. Phong kiến
               lãnh chúa đều là quý tộc, nên còn được gọi là giai cấp lãnh chúa quý tộc. Sau

               khi Tần diệt được 6 nước đã phế bỏ “phong kiến chế” của “phong đất dựng
               nước” thay thế bằng “quận huyện chế” của “Trung ương tập quyền”. Lãnh
               chúa đều biến thành địa chủ. Địa chủ từ lãnh chúa biến thành, nên vẫn còn ít
               tính chất quý tộc. Vì vậy, chỉ có địa chủ quý tộc, mới là những địa chủ lớn
               nhất, địa chủ cầm quyền, địa chủ khống chế được nhà nước và chính phủ
               trung ương. Đó chính là hoàng tộc và ngoại thích cũng những công hầu có

               thực ấp. Trong số họ có người được phong tước, có người được phong đất,
               nhưng đều là những người “có sản quyền không có trị quyền”, hoặc nói “có
               tài quyền không có chính quyền”, không thể hành sử chủ quyền quốc gia độc
               lập, chỉ có thể hưởng thụ lợi ích kinh tế, thuế má. Không chính quyền, về
               chính trị là địa chủ; có tài quyền, về kinh tế là lãnh chúa. Những người như
               vậy, nên gọi là “nửa lãnh chúa nửa địa chủ”, chẳng ngại gì gọi là “quý tộc địa
               chủ”. Họ là người thống trị của đế quốc Tần Hán. Vì vậy, Tần Hán là thời đại

               giai cấp địa chủ quý tộc.
                  Nhưng, bản chất của chế độ đế quốc là không có quý tộc. Vì vậy, trong nội
               bộ giai cấp thông trị đế quốc cũng phải “thay đổi”, do địa chủ quý tộc đổi

               thành địa chủ sĩ tộc, cuối cùng “rơi thành” địa chủ thứ tộc. Trong tập Đường
               riêng đồng quy chúng ta đã nói, sĩ tộc, là gia tộc đời đời làm quan, còn gọi là
               vọng  tộc  (có  danh  vọng),  thế  tộc  (có  quyền  thế).  Những  nhà  thứ  dân  vừa
               không có quyền thế vừa không có danh vọng, gọi là “Hàn môn”, còn gọi là
               “Thứ tộc” hoặc “Hàn tộc”. Vì sao địa chủ thứ tộc lại là giai cấp thống trị cuối
               cùng của đế quốc trong một thời gian dài từ Tuỳ Đường tới Minh Thanh? Bởi
   516   517   518   519   520   521   522   523   524   525   526