Page 519 - Phẩm Tam Quốc
P. 519

I. Sĩ tộc thay thế quý tộc

                  Nói ra thì, lịch sử Tam Quốc rất đặc biệt, thậm chí không thể dứt. Bởi vì
               nửa phần trước thuộc về Đông Hán, nửa phần sau thuộc về Ngụy Tấn. Sau

               Đông Hán là Ngụy Tấn. Năm Kiến An thứ XXV của Hán là năm Hoàng Sơ
               đầu tiên của Ngụy. Tam Quốc “như Hán không phải Hán, như Ngụy không
               phải Ngụy”, người thứ ba đã chen chân, hoàn toàn là đoạn xen kẽ.
                  Kỳ thực, Ngụy Tấn cùng Nam Bắc triều sau này, sao lại không thể coi là

               một đoạn xen kẽ? Có điều so với Tam Quốc, Ngụy Tấn và Nam Bắc triều
               được coi là đoạn xen kẽ lớn nhất. Ngụy Tấn và Nam Bắc triều có 369 năm
               không ngắn, và tình thế chính trị, hình thái đất nước của những nước này là
               xưa nay chưa từng có. Trước và sau đều có hai vương triều thống nhất và
               phần trước thì ngắn, phần sau thì dài. Trước thì có Tần và Hán và thời gian
               của Tần thì ngắn, thời gian của Hán thì dài; phần sau là Tuỳ và Đường, thời

               gian của Tuỳ thì ngắn, thời gian của Đường thì dài. Có điều, thời gian của
               Tần và Tuỳ tuy ngắn nhưng là thống nhất. Thời gian của Ngụy Tấn và Nam
               Bắc triều tuy dài, nhưng thống nhất một nửa, chia cắt một nửa và thời gian
               thống nhất là ngắn, thời gian chia cắt là dài. Đây không thể nói là trùng hợp,
               mà phải giải thích bằng tính hợp lý của lịch sử.

                  Nói về nước Tần trước. Vì sao Tần lại ngắn? Vì đây là lúc “thay đổi” của
               lịch sử Trung Quốc, vừa thay giai cấp thống trị vừa thay hình thái đất nước.
               Trước Tần, ai là giai cấp thống trị? Là giai cấp lãnh chúa. Còn sau Tần? Là
               giai cấp địa chủ. Hình thái đất nước trước Tần là thế nào? Là bang quốc. Còn

               sau Tần? Là đế quốc. Bang quốc và đế quốc có gì khác nhau? Bang quốc là
               chế độ phong kiến, đế quốc là chế độ quận huyện. Phong kiến, là “phong đất
               dựng  nước”.  Thế  nào  là  “phong  đất  dựng  nước”?  Phong  đất,  tức  là  hoạch
               định khu vực; dựng nước, là chỉ định vua của nước. Nói cụ thể, một vùng từ
               trời đến đất gọi là “thiên hạ”, thiên hạ có một vị vua chung, gọi là “thiên tử”.
               Thiên tử chia thiên hạ thành nhiều lĩnh vực và phong cho các “chư hầu” gọi
               là  “quốc”.  Chư  hầu  lại  chia  “quốc”  thành  nhiều  phần  rồi  phong  cho  “đại
               phu”, gọi là “gia”. Đại phu, chư hầu, thiên tử đều có “lãnh địa”, vì vậy đều là

               “lãnh chúa”. Có điều, đại phu có lãnh địa nhưng không có chính quyền, chỉ
               có thể gọi là “gia”. Chư hầu có lãnh địa, có chính quyền, nên gọi là “quốc”.
               Giữa  quốc  và  quốc  có  thể  giao  chiến,  hoà  hợp,  liên  minh,  thông  thương,
               nhưng đều phải tôn thờ thiên tử là “chủ chung của thiên hạ”. Đây là “phong
               kiến chế” cũng là “bang quốc chế”.

                  Nghĩa lớn của “phong kiến chế” là “phong đất dựng nước”, đặc điểm quận
   514   515   516   517   518   519   520   521   522   523   524