Page 514 - Phẩm Tam Quốc
P. 514
Chương, võ sĩ, mưu sĩ và bản thân đều yếu hoặc võ sĩ, mưu sĩ đều mạnh
nhưng không biết sử dụng, kết quả Lưu Bị đã cướp được địa bàn. Đương
nhiên, Lưu Bị được Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính phò tá và cũng
có sự cố gắng của mình, đó gọi là cầu hiền như khát nước. Nhưng một người
cầu hiền như khát nước, và cũng phải có người hiền để mà cầu, để mà khát,
đó chính là gặp may. Và cái yếu của Lưu Biểu, Lưu Chương chính là cái may
của Lưu Bị.
Chính quyền Thục Hán được thành lập trên cơ sở đó, tin rằng, Lưu Bị chưa
hề có suy nghĩ gì về tính chất của chính quyền này. Đúng như ngài Điền Dư
Khánh nói, Lưu Bị chỉ là “người thuận theo dòng chảy, chưa hề có một chiến
lược rõ ràng nào”. May sao Lưu Bị là người thông minh. Lưu Bị cứ nhìn Tào
Tháo và làm ngược lại (Lưu Bị từng nói với Bàng Thống “cứ làm ngược lại
với Tào Tháo thì bao giờ cũng thành công”). Tào Tháo cứ ngược dòng mà
lên, Lưu Bị lại đi đường vòng, tránh mọi xung đột trực diện với sĩ tộc. Tam
quốc chí – Tiên chủ truyện từng đánh giá cao sự sắp xếp nhân sự của Lưu Bị
sau lúc vào Thục. Như Đổng Hoà, Hoàng Quyền, Lý Nghiêm là bộ ba của
Lưu Chương; Ngô Nhất, Phí Quan là thân gia với Lưu Chương, Bành Dạng
từng bị Lưu Chương chê bai; Lưu Ba từng bị nghi hận, tất cả đều được sắp
xếp ở những vị trí xứng đáng (ở vị trí cao), khiến mọi người được phát huy
hết tài năng của mình (hết mọi khả năng), kết quả “có chí thì đều thành
công”.
Gia Cát Lượng trị nước còn có nhiều điểm rất hay. Trong hai tập Tình trời
hận biển và Bất lực về trời, Gia Cát Lượng cầm quyền theo kiểu, trị nước
theo phép, dùng người theo phép, kết quả trong chính phủ không có loại quan
tham (quan không được gian), người người cần mẫn làm việc. Gia Cát Lượng
chú ý đặc biệt việc dùng nhân tài tại chỗ, kết quả được người Ích châu hết sức
khâm phục (được người Tây Thổ thành tin phục, Lượng tận dụng tài năng
của từng người). Trương Duệ người Thành Đô, Thục quận hết lời ca ngợi Gia
Cát Lượng. Theo Tam quốc chí – Trương Duệ truyện, Trương Duệ thường
nói với mọi người, Gia Cát xét công ban thưởng không để sót một người xa lạ
nào (thưởng không quên ai); trừng phạt không thiên lệch vì người thân (phạt
không vì từng thân); không có công thì không có tước vị (không công thì
không tước); có quyền thế cũng không tránh được trừng phạt (hình không vì
thế mà miễn). Đó chính là nguyên nhân khiến mọi người Thục đều làm việc
quên mình (hiền hay ngu đều quên mình). Gia Cát Lượng làm việc công khai,
công minh, công bằng, vì vậy chính phủ mới đúng là chính phủ. Dưới sự chủ
trì của Gia Cát Lượng, Thục Hán trở thành một nhà nước có cách trị lý tốt