Page 510 - Phẩm Tam Quốc
P. 510
năm đời là tam công. Khổng Dung là danh sĩ nổi nhất trong số các danh sĩ, là
cháu đời thứ hai mươi của Khổng Tử. Tào Tháo muốn giết Dương Bưu, dám
giết Khổng Dung, rõ ràng Tào Tháo rất chú ý đến sĩ tộc (nếu không, không
phải giết) và không mấy quan tâm đến danh sĩ (nếu không, không dám giết).
Sĩ tộc chống đối, danh sĩ phản đối, không phải khó khăn lớn nhất đối với Tào
Tháo.
Vốn liêng mới là khó khăn của Tào Tháo. Vốn liếng của Tào Tháo là gì?
Phụng thiên tử lệnh những kẻ chưa thần phục. Dựa vào cái vốn đó để có được
đất đai. Nhưng như vậy, Tào Tháo phải đứng trước một thực tế, không thể
giỡ bỏ những căn nhà cũ trên mảnh đất đó, xây nên một căn nhà mới. Ngược
lại, Tào Tháo còn phải ra vẻ muốn giữ gìn những căn nhà cũ đó, giống mấy
vị quản gia tận tâm, tận trách, không thể cưỡng chế, giỡ bỏ làm nơi buôn bán.
Dựng được một căn phòng mới rõ ràng là điều khó khăn với Tào Tháo.
May sao Tào Tháo là người có lý tưởng, không cần sơ đồ, có thể vừa làm
vừa nghĩ. Tào Tháo còn là người có biện pháp, biện pháp đó là “phục trang tu
sửa”. Biện pháp “phục trang tu sửa” là cải tạo dần, cuối cùng thì biến nhà của
người khác thành của mình. Biện pháp này tốt thì tốt thật, nhưng vẫn có một
tiền đề, tức là “phòng cũ” không thể phá bỏ. Dù bên trong có nát vụn thì cột
kèo vẫn phải giữ lại. Cột kèo trong căn “phòng cũ” của triều Đông Hán là gì?
Ba cột nhà và một nóc nhà. Cột nhà là ngoại thích, hoạn quan và sĩ tộc, nóc
nhà là thiên tử Đại Hán. Tào Tháo nghênh đón thiên tử về là nóc nhà đã có,
ba chiếc cột thì đã đổ mất hai. Trước khi Đổng Trác vào kinh thành, ngoại
thích và hoạn quan đã tàn sát lẫn nhau, người thì bại kẻ thì thương tích đầy
người, không sao đứng lên được. Nếu không cần chiếc cột còn lại (sĩ tộc) thì
căn phòng sẽ đổ.
Tào Tháo thấy khó và sĩ tộc cũng thấy khó. Cái khó của Tào Tháo là không
thể phá bỏ căn phòng, vì vậy chiếc cọc kia không thể đổ; Tào Tháo phải trang
trí và tu sửa; nói thẳng ra, phải lén thay kèo thay cột, không thể không động
vào chiếc cột đó. Sĩ tộc cũng thấy khó khăn, xưa nay cột dùng để chống nóc,
cột chỉ có thể đi cùng nóc. Lúc này nóc nhà đã chạy đến chỗ Tào Tháo, cột
nên hay không nên tới đó? Nếu đi, thì rõ ràng đã biến thành cột của Tào
Tháo. Nếu không đi thì coi như nhà không có nóc. Nhà không nóc thì cần cột
làm gì? Đúng là khó khăn đến chết người.
Nói rõ điểm này thì dễ dàng giải thích được vấn đề sau, vì sao Tào Tháo lại
thực hành “đường lối pháp gia hàn tộc”, Tào Tháo đâu có xuất gia từ sĩ tộc,
đâu phải là danh sĩ mà phải tìm đến với sĩ tộc nhiều hơn những người khác.