Page 505 - Phẩm Tam Quốc
P. 505
§48. ĐƯỜNG RIÊNG ĐỒNG QUY
Mâu thuẫn xung đột giữa Tôn Quyền và danh sĩ, sĩ tộc, đã từng tồn tại ở
chỗ Tào Tháo, Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Bởi vì ba nước Ngụy, Thục, Ngô
đều không do những người xuất thân từ sĩ tộc xây dựng. Họ cũng không
muốn xây dựng một chính quyền của sĩ tộc và giai cấp địa chủ. Điều đó đã
quyết định con đường dựng nước của họ chẳng bằng phẳng chút nào, chính
quyền của họ cuối cùng sẽ diệt vong. Vậy, con đường của họ có điểm nào
giống và khác nhau, vì sao ba nhà Ngụy, Thục, Ngô phải đồng quy về Tấn?
Tập trước chúng ta đã nói tới mâu thuẫn xung đột giữa Tôn Quyền và sĩ
tộc, danh sĩ. Đây cũng là vấn đề mà Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng từng
đã gặp. Tào Tháo giết Biên Nhượng, giết Khổng Dung, giết Thôi Diễm, giết
Dương Tu, Lưu Bị giết Trương Dụ, Gia Cát Lượng giết Bành Dạng, phế Lai
Mẫn, phế Liêu Lập, đều là những biểu hiện của loại mâu thuẫn xung đột này.
Vậy vì sao Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, Gia Cát Lượng lại hay mâu thuẫn
xung đột với danh sĩ và sĩ tộc?
Muốn hiểu rõ ván đề này thì trước hết phải làm rõ thế nào là sĩ tộc.
Sĩ tộc là những gia tộc đòi đời làm quan. Vì sao một gia tộc lại có thể đời
đời làm quan? Vì thời đó làm quan đâu có dễ. Trung Quốc thông sử của ngài
Phạm Van Lan nói, thời Hán, một người muốn làm quan bằng con đường
chính quy thì cần có ba điều kiện. Một – Phải là sĩ nhân; Hai – Phải thông
hiểu kinh học; Ba – Phải đậu hiếu liêm. Hiếu liêm là hiếu tử liêm sĩ, đó là yêu
cầu về đạo đức. Thông hiểu kinh học cũng gọi là minh kinh, đây là yêu cầu
về tài. Phải là sĩ nhân, là yêu cầu về thân phận. Sĩ ở thời nhà Chu là quý tộc
thấp nhất. Đến đời Hán lại biến thành bình dân cao nhất. Bình dân lại chia
làm bốn loại, sĩ nông công thương. Sĩ là sĩ dân; nông là nông dân; công là
công dân; thương là thương nhân. Nông dân làm nông, công dân làm công,
thương nhân làm thương, sĩ dân đọc sách. Sĩ lấy đọc sách làm nghiệp, là thứ
lao động về đầu óc. Nói cách khác, sĩ là “người lao động bằng não lực”, là
“người lao tâm”. Người lao tâm trị người, người lao lực bị người trị. Vì vậy sĩ
nông công thương thì địa vị của sĩ là cao nhất, địa vị của thương là thấp nhất,
thậm chí họ không có quyền làm quan.
Nói như vậy là ai cũng hiểu, lúc đó người có thể đạt được ba tiêu chuẩn
này là không nhiều. Chưa nói tới điều khác, riêng việc thông hiểu kinh học đã
rất khó, vì không phải ai cũng có sách đọc và đọc tốt. Nếu còn yêu cầu không
làm gì cả, chỉ luôn luôn đọc sách lại càng khó! Vì vậy, chỉ có những người có