Page 500 - Phẩm Tam Quốc
P. 500

thấp  đều  bị  giáng),  không  còn  mấy  người  được  nguyên  chức  (trong  mười

               không có một được giữ nguyên). Mọi người có cảm giác chỉ có họ mới là
               người tốt. Nên nhớ, nước trong quá thì làm gì có cá, người không thể không
               có sai lầm. Cứng quá thì dễ gãy, trắng quá thì dễ ố. Chỉ có tôi là trong, đã gây
               nên  bao  lời  trách  móc  oán  than,  người  người  rời  xa.  Xem  ra  Trương  Ôn
               không hiểu điều này.

                  Trương Ôn không hiểu và một người bạn là tướng quân Lạc Thống cũng
               không hiểu. Sau khi Trương Ôn bị hạ ngục, Lạc Thống dâng biểu biện hộ cho
               Trương Ôn, khiến Tôn Quyền lại tăng thêm tội danh cho Trương Ôn. Bùi
               Tùng  Chi  cho  rằng  giúp  như  vậy  chẳng  bằng  đừng  giúp.  Trong  lời  chú
               Trương  Ôn  truyện,  Bùi  Tùng  Chi  nói  Trang  Tử  từng  giảng:  “Danh  cao  là

               không tốt, đừng nên cao quá”. Một người danh vọng quá cao là không hay.
               Trương Ôn bị trị là bởi “danh vọng quá cao”, vì thế Tôn Quyền đã nghi, hận.
               Thế nhưng trong thư Lạc Thống còn nói: “Cao hơn mọi người, vượt trội thế
               gian, người đời không ai bì kịp”, như vậy là lửa đổ thêm dầu?

                  Gia Cát Lượng nói, Trương Ôn đen đủi vì quá thẳng thắn; Bùi Tùng Chi lại
               nói, Trương Ôn đen đủi vì quá phô trương. Hai người nói đều có lý. Bởi vì
               thẳng thắn và phô trương lại là đặc điểm chung của loại người như Trương
               Ôn. Vậy “loại người như Trương Ôn” là loại người nào?

                  Là danh sĩ.
                  Trương Ôn là danh sĩ? Đúng. Không chỉ là danh sĩ, mà theo lời ngài Điền

               Dư Khánh nói trong án của Kí Diễm và vấn đề tương quan, còn là “có đủ
               những đặc trưng một thủ lĩnh danh sĩ từ cuối thời Hán tới nay”. Danh sĩ có
               đặc trưng nào? Hoặc nói, tiêu chuẩn của danh sĩ là gì? Theo tôi có mấy điều
               sau. Một – Gia thế thanh bạch, xuất thân danh môn là tốt nhất. “Tướng mạo
               xấu xí” như Tào Tháo thì đừng hòng là danh sĩ. Hai – Tài hoa lỗi lạc, tốt nhất
               là đọc đủ thi thư, bụng đầy kinh luận. Còn giống như Lưu Bị “Không thích

               đọc sách, thích chó ngựa, âm nhạc, quần áo đẹp” cũng không được. Ba – Địa
               vị vừa phải, không làm quan hoặc không làm quan cao, quan lớn hoặc làm
               mà như không làm. Điều này vốn là điều kiện cơ bản của danh sĩ. Vì vậy
               “danh sĩ” là chỉ “người có tiếng mà không làm quan”, Trịnh Huyền từng nói
               “danh sĩ không phải là quan”. Có điều, một sĩ nhân, nếu trước khi ra làm
               quan đã có tiếng, sau khi ra làm quan giữ được thân phận danh sĩ, quan niệm
               danh sĩ, lập trường danh sĩ, tư thế danh sĩ, quan hệ danh sĩ thì vẫn được coi là

               danh sĩ. Nhưng một người giống như Tôn Quyền, mười lăm tuổi là huyện
               trưởng, mười tám tuổi trở thành chủ nhân thì rõ ràng là không phải.
   495   496   497   498   499   500   501   502   503   504   505