Page 501 - Phẩm Tam Quốc
P. 501

Đương nhiên, danh sĩ được gọi là danh sĩ, bởi họ đã nổi tiếng. Nguyên

               nhân để nổi tiếng có rất nhiều, như xuất thân từ danh gia vọng tộc, như người
               có chủ trương riêng, như người học vấn sâu rộng, luôn được người đời kỳ
               vọng, ngưỡng mộ. Một khi họ phát biểu thì lập tức ảnh hưởng tới dư luận.
               Những  người  này  thường  hay  phát  biểu,  bất  luận  là  trong  triều  hay  ngoài
               ruộng,  họ  thường  coi  mình  là  người  trong  dân  gian  để  phát  biểu  trên  lập
               trường dân gian, gọi là “thanh nghị”. Từ đây thấy rõ, “danh sĩ” là “lãnh tụ ý
               kiến” hoặc gọi như ngày nay là “nhân vật của công chúng”.

                  Có điều danh sĩ cũng có nhiều loại. Trung Quốc thông sử của ngài Phạm
               Văn Lan chia danh sĩ cuối thời Hán làm ba loại. Loại một là những người
               “cầu danh không cần quan”, chúng ta gọi luôn là “thanh cao phái”. Loại này

               cả đời không làm quan, nhưng cả đời vẫn luôn nổi danh. Vì mỗi lần họ từ
               chối lời mời của quan phủ là mỗi lần danh vọng họ lại cao hơn. Càng không
               chịu làm quan thì danh tiết lại càng cao, cuối cùng thì địa vị xã hội thực tế
               cũng “ngang như một viên quan lớn”. Loại hai “nói làm nhất mực, ghét ác
               như thù”, có thể gọi luôn là “ngay thẳng phái”. Họ luôn sống có đạo đức (cơ
               bản là các nhà nho), chỉ cần thấy điều không thuận mắt là không cho qua,
               luôn mắng chửi xỉ vả. Những người này thường phát biểu về “thanh nghị”.

               Loại ba, là những người “nghênh hợp phong khí”, chúng ta gọi luôn là “phái
               thời thượng”. Họ thường phán đoán thời cuộc để chọn cho mình lập trường
               chính  trị  và  thái  độ  chính  trị,  thích  hợp  tác  với  nhà  đương  cục,  được  nhà
               đương cục hoan nghênh. Loại một tuy không hợp tác nhưng cũng không thêm
               việc thêm loạn. Loại hai là những người làm cho nhà đương cục phải đau đầu

               nhất, đó là “danh sĩ phái ngay thẳng”.
                  Trương Ôn là “danh sĩ phái ngay thẳng”, một người danh tiếng hiển hách
               khác là Ngu Phiên cũng vậy. Ngu Phiên người Dư Diêu, Cối Kê, xuất thân từ
               Ngu gia “Giang Đông Tứ đại gia tộc” (Ngu, Ngụy, Cố, Lục). Họ Ngu học

               vấn khá, từng viết Chu Dịch chú, được Khổng Dung tôn sùng, đến nay người
               đời còn dẫn dụng. Vì vậy danh khí lớn, Triều đình và Tào Tháo có lời mời,
               nhưng đều cự tuyệt, ở lại Đông Ngô làm chức quan nhỏ. Tất cả đều phù hợp
               với tiêu chuẩn của danh sĩ. Nên, chỉ cần nhìn vào Ngu Phiên chúng ta hiểu
               được “danh sĩ phải ngay thẳng” là thế nào.

                  Theo Tam quốc chí – Ngu Phiên truyện, Ngu Phiên tính tình giản dị thẳng
               thắn (Phiên tính đơn giản thẳng thắn), là người biết tự lập (tính không thoả
               hiệp), không hoà hợp được với nhiều người. Trần Thọ nói: “thẳng thắn nhất
               xưa nay”, cương nghị, thẳng thắn. Người như vậy thường thích nói thẳng,
   496   497   498   499   500   501   502   503   504   505   506