Page 503 - Phẩm Tam Quốc
P. 503
Quyền và Vu Cấm đang du ngoạn trên ngựa, vốn là một động tác để mọi
người nhìn, thì Ngu Phiên lại nói tới thân phận của Vu Cấm, bảo Tôn Quyền
có vui được không?
Ngu Phiên thì chẳng nghĩ gì việc Tôn Quyền vui hay không vui chỉ biết nói
và làm theo tính cách của mình. Một lần, Tôn Quyền và Trương Chiêu bàn
luận về thần tiên, Ngu Phiên liền xen vào, chỉ Trương Chiêu nói với Tôn
Quyền, họ đều là người đã chết rồi, còn bàn gì tới thần tiên nữa! Ở đời làm gì
có thần tiên! Tôn Quyền vốn không thể nhẫn nhịn với Ngu Phiên nữa (tức
giận không chỉ một lần). Lần này thì không thể khoan dung, lệnh được ban,
đầy Ngu Phiên đến Giao Châu (nay là một phần của Quảng Đông, Quảng Tây
và Việt Nam). Cuối cùng thì Ngu Phiên đã chết ở đó.
Thực tình thì từ lâu Tôn Quyền đã muốn phế bỏ Ngu Phiên. Sau khi Tôn
Quyền là Ngô vương đã bày tiệc mừng công với quần thần. Trước khi tiệc
rượu kết thúc, Tôn Quyền đứng dậy tay rót rượu mời quần thần. Ngu Phiên
đã vờ say, lăn xuồng đất, không nhận chén rượu mời. Tôn Quyền đi khỏi,
Ngu Phiên lại bò dậy vào chỗ ngồi. Rõ ràng đó là việc làm mất mặt Tôn
Quyền. Thế là Tôn Quyền nổi giận, rút kiếm định giết Ngu Phiên. Khi đó mọi
người sợ đến bạc mặt, chỉ có đại tư nông Lưu Kỳ dám bước tới ôm lấy Tôn
Quyền và nói: “Đại vương uống rượu xong lại giết danh sĩ, dù người đó có
tội nhưng ai biết? Hơn nữa, nước Ngô được thiên hạ ngưỡng mộ chẳng phải
vì điện hạ tôn hiền kính sĩ hay sao? Nay chỉ vì Ngu Phiên mà vứt mất tiếng
thơm đó, có đáng không? Tôn Quyền tức giận vừa thở vừa nói: “Tào Mạnh
Đức còn giết cả Khổng Dung kia! Sao quả nhân lại không thể giết Ngu
Phiên!” Lưu Kỳ nói: “chính vì Tào Tháo lạm sát danh sĩ, nên người đời mới
chửi rủa mãi! Điện hạ muốn là Nghiêu Thuấn sao có thể học Tào Tháo?” Tôn
Quyền suy nghĩ rồi buông Ngu Phiên. Nhưng việc hay thì phải làm tới chót,
Tôn Quyền đã có quy định: “say rượu nói tới giết” thì không tính.
Điều đáng chú ý trong án này là câu nói của Tôn Quyền: “Tào Mạnh Đức
đã giết Khổng Văn Cử, sao cô không thể giết Ngu Phiên”. Lời nói đáng được
chú ý, vì người khác cũng nói đại loại như vậy, người này là Gia Cát Lượng.
Theo Tống thư – Vương Vi truyện, khi Gia Cát Lượng giải quyết vấn đề Lai
Mẫn từng nói, “Lai Mẫn loạn quần, tội còn hơn Khổng Văn Cử”. Chuyện của
Lai Mẫn, chúng ta đã nói trong tập Nước lửa khó dung. Theo Tam quốc chí –
Lai Mẫn truyện, người này xuất thân “danh tộc Kinh Sở”, cha là Lai Diễm
từng là tam công (nguyên tư đồ). Người này học vấn uyên bác, tinh thông học
thuật, là danh sĩ điển hình. Cũng như nhiều danh sĩ khác, người này thích bàn