Page 508 - Phẩm Tam Quốc
P. 508
vọng, vì vậy gọi là “vọng tộc”, là “danh môn”. Đời đời làm quan, tất nhiên sẽ
có quyền thế, vì vậy gọi là “thế tộc”. Còn nhà thứ dân không quyền không
thế, không danh vọng, gọi là “hàn môn”, là “thứ tộc”, là “hàn tộc”.
Hiển nhiên, sĩ tộc là giai tầng rất đặc biệt. Họ không phải quý tộc (hoàng
thân quốc thích), cũng không phải thứ tộc (phổ thông bình dân). Thuộc giai
cấp bình dân nhưng cao quý hơn bình dân; không thể thế tập quan chức,
nhưng có thể lũng đoạn con đường làm quan. Nói về tính chất, họ là “chuẩn
quý tộc nửa thế tập”, nói về địa vị, họ như “bình dân cao cấp” gần với quý
tộc. Họ quan hệ mật thiết với danh sĩ, có quan hệ vừa có khác biệt. Khác biệt
ở chỗ: sĩ tộc là một tộc danh sĩ là một người; sĩ tộc tất phải làm quan, danh sĩ
thì không nhất thiết. Nhưng với một số đông như vậy thì danh sĩ và sĩ tộc có
được sự nhất trí về lập trường giai cấp, về quan niệm chính trị và lí tưởng
chính trị. Vì vậy sĩ tộc là ông chủ đứng sau hậu đài của danh sĩ, danh sĩ là
người phát ngôn của sĩ tộc.
Lý tưởng chính trị của sĩ tộc là gì? Đương nhiên là xây dựng một chính
quyền của giai cấp mình. Chí ít cũng có được những vị trí trong chính quyền
đó. Điều này tất sẽ phát sinh mâu thuẫn xung đột với Tào Tháo. Tôn Quyền,
Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Bởi vì người chủ của Tam Quốc không phải sĩ tộc
và họ cũng không muốn để sĩ tộc trở thành giai cấp thống trị. Có điều, tình
hình ở ba nước Ngụy, Thục, Ngô có khác nhau, chúng ta sẽ nói riêng từng
nước, để xem giai cấp sĩ tộc đấu tranh với họ như thế nào và sau đó sẽ quy họ
về một mối như thế nào.
Nói về Tào Ngụy trước.
Con đường dựng nước của Tào Ngụy, tôi gọi là “diễn biến không hoà
bình”. Vì sao lại gọi như vậy? Vì thiên hạ Tào Ngụy là do dùng vũ lực mà
chiếm được, nên không phải là “diễn biến hoà bình”. Nhưng tính hợp pháp
của chính quyền này lại có từ sự “nhường ngôi” cùng hàng loạt những phong
thưởng trước đó của Hán Hiến đế, bao hàm gia Cửu tích, phong Ngụy công,
tấn Ngụy vương, lại có hương vị của “diễn biến hoà bình”, nên chỉ có thể gọi
là “diễn biến không hoà bình” hoặc “chính biến không cung đình”.
Tập đoàn Tào Tháo lựa chọn con đường này, phải chăng đây là kế hoạch từ
trước? Không phải. Tào Tháo từng bước từng bước tìm ra con đường này. Dã
tâm của Tào Tháo cũng lớn dần từng ngày. Chí ít chúng ta cũng có thể khẳng
định, trước lúc thành lập liên quân Quan Đông, Tào Tháo chưa nghĩ gì về
việc xây dựng chính quyền. Tam quốc chí – Vũ đế kỷ nói thế nào? “Tháng
giêng Sơ Bình năm đầu, Hậu tướng quân Viên Thuật, Ký châu mục Hàn