Page 509 - Phẩm Tam Quốc
P. 509

Phức, Dự châu thứ sử Khổng Do, Duyện châu thứ sử Lưu Đại, Hà Nội thái

               thú Vương Khuông, Bộc Hải thái thú Viên Thiệu, Trần Lưu thái thú Viên Di,
               Tế Bắc tướng Pháo Tín, khởi binh cùng lúc, hàng mấy vạn người, tôn Thiệu
               là  minh  chủ,  Thái  Tổ  là  Phấn  Võ  tướng  quân”.  Rõ  ràng,  trong  “Tập  đoàn
               công ty” liên quân Quan Đông, Tào Tháo không có “cổ phần” Tháo không
               phải là “ông chủ”, không phải cổ đông, chỉ là “chân chạy”, có suy tính gì
               đây?

                  Chừng vào lúc nào thì Tào Tháo mới có suy nghĩ? Theo tôi, phải từ sau
               trận chiến Quan Độ, trước trận Xích Bích. Nếu coi chính quyền “thượng tầng
               kiến trúc” như xây phòng ở, coi việc thành lập chính quyền mới như “lợp một
               căn phòng” thì cả Trung Nguyên khi đó mới có một mình Tào Tháo là “nhà

               thầu” kiêm “kiến trúc sư” trong việc “lợp mới một căn phòng”. Tháo nghênh
               đón thiên tử mới có được đất, đánh thắng Viên Thiệu mới có vốn liếng. Một
               người vốn đã nhẫn nhịn về mặt này, nay đã có được hai điều đó mà không
               suy nghĩ để tiến tiếp thì đó mới là kỳ cục! Tháng sáu năm Kiến An thứ XIII
               (Công nguyên năm 208), Tào Tháo khôi phục chế độ thừa tướng đã bị bãi bỏ
               từ lâu và tự mình làm thừa tướng, coi đây là tín hiệu để Tào Tháo ra tay tiếp.

                  Vậy “căn phòng mới” của Tào Tháo có sơ đồ gì không? Không có. Đặc
               điểm  con  người  Tào  Tháo,  có  lý  tưởng  nhưng  không  có  sơ  đồ.  Tào  Tháo
               muốn  xây  dựng  một  “chính  quyền  không  có  sĩ  tộc”  –  Thôi  Hạo  và  Khấu

               Khiêm Chi của ngài Trần Dần Khắc nói, đó là “chính quyền Tào nguỵ của
               pháp gia hàn tộc”. Cứ theo lời nói và việc làm của Tào Tháo, chúng ta biết,
               Tào Tháo không tin thiên mệnh, thi hành pháp trị, vừa mời vừa ép, phá lệ
               dùng người, đề xướng tiết kiệm, không mộ hư danh, không có điểm nào là
               không xung đột với sĩ tộc? Nhất là điểm “cứ có tài là dùng”, coi như đã đào
               mộ tổ tầng lớp sĩ tộc! Nếu chế độ dùng người được cải cách như vậy thì liệu
               sĩ tộc còn lũng đoạn được quan trường nữa không? Ngay cả việc cha con Tào

               Tháo cùng thích văn học cũng khiến cho sĩ tộc không hài lòng. Vì cái mà sĩ
               tộc coi trọng là “kinh nghĩa” tu thân trị quốc, không phải là mấy “lời lẽ” chải
               chuốt bỏng bẩy, vô bổ.

                  Vì vậy sĩ tộc đã chống lại Tào Tháo, danh sĩ đã cười nhạo Tào Tháo. Tào
               Tháo bị bất ngờ chưa hề có chuẩn bị. Tào Tháo biết rõ mình đã đắc tội với sĩ
               tộc, biết rõ phần lớn danh sĩ sẽ cùng cánh với sĩ tộc. Tào Tháo chỉ còn cách là
               chém giết. Tào Tháo những muốn giết Dương Bưu, nhưng không thành. Đã
               giết  Khổng  Dung,  Dương  gia  (Dương  Bưu)  cũng  giống  Viên  gia  (  Viên
               Thiệu) đều là vọng tộc sắc nhất trong số sĩ tộc. Dương gia còn hơn Viên gia,
   504   505   506   507   508   509   510   511   512   513   514