Page 511 - Phẩm Tam Quốc
P. 511

Vì sao vậy? Vì Tào Tháo rất rõ, không có mấy người này thì “trang trí tu

               sửa” ra sao! Sĩ tộc và danh sĩ cũng hiểu rất rõ, dù có đi Hứa Đô, cũng không
               phải là chạy đến với Tào Tháo; Dù có đến với Tào Tháo, cũng không phải là
               đã thay đổi; và dù có thay đổi, cũng không phải là cùng đường với Tào Tháo
               cho đến chết. Cũng tức là, Tào Tháo, sĩ tộc và danh sĩ ai cũng tính toán: lợi
               dụng đối phương thực hiện mục đích của mình.

                  Thế là, Tào Tháo và sĩ tộc, danh sĩ có quan hệ lợi dụng lẫn nhau và cảnh
               giác với nhau. Vì vậy, danh sĩ ở cạnh Tào Tháo nhiều hơn những người khác
               và  cũng  bị  Tào  Tháo  giết  nhiều  hơn  những  người  khác.  Vì  vậy  Tào  Tháo
               không thể không đề phòng, thậm chí luôn lo sợ, nghi thần nghi quỷ, lạm sát
               vô cớ. Như bức chết Tuân Úc, giết Thôi Diễm, giết Dương Tu. Mọi người

               luôn thấy khó hiểu cảm thấy Tào Tháo luôn sinh chuyện, chuyện bé xé ra to.
               Nhưng chỉ cần nhớ rằng những người đó đều là đại tộc danh sĩ thì hiểu ngay
               được những bí mật trong đó.

                  Việc Tào Tháo lạm sát cần phải phê phán, còn việc Tào Tháo hoài nghi thì
               không sai. Sự thực, không ít danh sĩ có những ý nghĩ khác, ở đây có ba loại
               người đáng nói. Loại một, chỉ thấy nóc nhà, không thấy người tu sửa và cũng
               không muốn Tào Tháo trang trí tu sửa, như Khổng Dung. Loại hai, thấy đỉnh
               nhà, thấy người tu sửa, còn muốn góp phần, hy vọng Tào Tháo sửa sang được
               như cũ và trả lại cho chủ cũ, như Tuân Úc. Loại ba, anh sửa được thì tôi cũng

               sửa được. Bề ngoài là giúp anh sửa nhưng thực tế là tôi sửa. Chờ khi sửa gần
               xong mới bảo với anh, phòng phải được sửa sang như ý của tôi kia, như Trần
               Quần.  Tháng  giêng  năm  Kiến  An  thứ  XXV  (Công  nguyên  năm  220),  Tào
               Tháo bệnh và qua đời ở Lạc Dương, Tào Phi kế vị trở thành Ngụy vương. Ít
               lâu sau, Trần Quần “kịp thời” đề xuất để Tào Phi đưa ra “Cửu phẩm quan
               nhân chi pháp” (Cửu phẩm trung chính chế). “Cửu phẩm quan nhân pháp”
               nói thẳng ra là, sĩ tộc lũng đoạn quan quyền rồi phân phối quan vị, quan chức

               trong sĩ tộc tuỳ theo danh vọng, môn phiệt, thế lực cao thấp lớn bé. Tào Phi
               tiếp nhận ý kiến của Trần Quần và hạ lệnh thi hành. Chẳng bao lâu, Tào Phi
               được sĩ tộc Trung Nguyên ủng hộ, lên làm hoàng đế, nóc nhà đế quốc này
               (lúc này chỉ còn hơn một nửa) từ tay họ Lưu đã chính thức “sang tay” họ Tào.

                  Đây là thắng lợi của Tào Phi và cũng là thất bại của Tào Tháo; kịch vui
               của Tào Phi và cũng là kịch buồn của Tào Tháo. Nên nhớ rằng, để xây dựng
               một chính quyền không sĩ tộc, Tào Tháo đã khổ sở vất vả, bị chửi cũng nhiều,
               giết chóc cũng nhiều, cuối cùng đành theo biện pháp “trang trí tu sửa” để “đổi
               phòng”. Nhưng khi tu sửa xong phòng, chờ giấy “chứng nhận quyền tài sản”
   506   507   508   509   510   511   512   513   514   515   516