Page 513 - Phẩm Tam Quốc
P. 513

một phần chính quyền và một phần binh quyền giao cho Cố Ung và Lục Tốn.

               Con em “Tứ đại gia tộc” (Cố Lục Chu Trương) ở Ngô quận làm quan ở chỗ
               Tôn Quyền có đến cả ngàn. Như vậy, Giang Đông sĩ tộc và chính quyền Tôn
               Ngô đã được buộc vào với nhau, hình thành một lợi ích cộng đồng. Lợi ích
               của chính quyền Tôn Ngô và cũng là lợi ích của sĩ tộc Giang Đông. Để bảo
               vệ địa vị chính trị và lợi ích chính trị của mình, sĩ tộc Giang Đông phải ra sức
               bảo  vệ  chính  quyền  Tôn  Ngô.  Đó  cũng  chính  là  một  trong  những  nguyên
               nhân để chính quyền Tôn Ngô trị lý đất nước kém nhất trong Tam Quốc lại

               có thời gian tồn tại dài nhất.
                  Nhưng mọi sách lược đều như con dao hai lưỡi. “Giang Đông hoá” tuy có
               làm cho chính quyền Tôn Ngô thêm vững mạnh nhưng nó đã làm thay đổi

               tính chất của chính quyền này. Tôn Quyền mong muốn có điều trước nhưng
               lại lo sợ vì điều sau. Nó làm cho nội bộ Tôn Ngô chia rẽ, tâm lý biến dạng,
               tác phong càn rỡ, việc làm trái ngược, đối với Giang Đông sĩ tộc càng thêm
               nghi thần nghi quỷ. Tập trước có nói tới mấy cái án người người lấy làm khó
               hiếu, có thể là từ nguyên nhân này. Trên thực tế, lúc lâm chung, Tôn Quyền
               chỉ định hai cố mệnh đại thần, một là đại tướng quân Gia Cát Khắc, một là
               thái thú Cối Kê Đằng Dận, đều là đời sau của “Bắc sĩ lưu vong”. Cho tới lúc

               chết, Tôn Quyền chưa thực tin tưởng Giang Đông sĩ tộc. Vì vậy Tôn Quyền
               mới  tự  hành  độc  đoán,  dùng  hình  nghiêm  khắc,  cả  Đông  Ngô  ngôn  luận
               không thông, li tâm li đức. Nước Ngô trở thành một đất nước nội bộ không
               ổn  định  nhất.  Hơn  nữa,  Giang  Đông  sĩ  tộc  cũng  đấu  không  lại  với  sĩ  tộc
               phương bắc, vì vậy, Tôn Ngô bị mất trong tay nước Tấn.

                  Nếu nói Tào Ngụy là “diễn biến không hoà bình”, Tôn Quyền là “bản thổ
               hóa sinh tồn”, vậy, Thục Hán sẽ là “sinh ra ngoài kế hoạch”. Theo lý, Lưu Bị
               không có tư cách dựng nước. Tuy là hoàng tộc, tông thất, là Tả tướng quân,
               đầu hàm Dự châu mục, nhưng đều là “ngân phiếu khống”, hết tác dụng. Lưu

               Bị cũng có một tập đoàn nhỏ của mình, nhưng “mạnh về võ yếu về mưu” (lời
               Phạm Văn Lan), chẳng làm nên trò trống gì. Nên lúc quần hùng đuổi hươu,
               chẳng ai coi Lưu Bị là đối thủ. “Bản Long Trung đối Đông Ngô” của Lỗ Túc
               cũng chỉ nói chia ba thiên hạ với Tào Tháo và Lưu Biểu. Thực tế thì Thục
               Hán là chính quyền tòi ra “ngoài kế hoạch”.

                  Lưu Bị đã thành công, một phần là do công sức của mình, phần nữa là do
               may mắn. May mắn bao gồm hai phương diện. Một – Lưu Bị được Gia Cát
               Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính phò tá, từ chỗ “võ mạnh mưu yếu” thành võ
               và mưu đều mạnh; Hai – Hai người cùng họ với Lưu Bị là Lưu Biểu và Lưu
   508   509   510   511   512   513   514   515   516   517   518