Page 517 - Phẩm Tam Quốc
P. 517
Lời kết thúc: TRƯỜNG GIANG CUỒN CUỘN CHẢY
VỀ ĐÔNG
Nội dung của Bình Tam Quốc đã nói xong, còn chuyện Tam Quốc thì chưa
nói hết và cũng không thể nói hết. Đây là câu chuyện vô tận không thể nói
hết, bàn hết trong một lúc. Từng người có thể nói lên quan điểm, cách nhìn
của mình. Nhưng, đằng sau những quan điểm, cách nhìn đó đều có những
quan điểm lịch sử làm chỗ dựa làm bối cảnh. Vì vậy, chúng ta cần có lịch sử
quan như thế nào? Với sự chỉ đạo của lịch sử quan đó, chúng ta sẽ đánh giá
giai đoạn lịch sử đó và những nhân vật trong đó như thế nào?
Ở tập ILVIII trước, tôi đã nói qua, nói đơn giản về lịch sử giai đoạn Tam
Quốc. Mấy lời đó là không toàn diện, không hệ thống, không hoàn chỉnh và
cũng không thể toàn diện, hệ thống và hoàn chỉnh. Vì cuốn sách (và những
tiết mục điện ảnh có liên quan) chỉ là Bình Tam Quốc, không phải Tam Quốc
sử, chúng ta không thể đòi hỏi theo tiêu chuẩn của Tam Quốc sử. Nhưng dù
là “bình”, có một số vấn đề không thể không trả lời. Như, Tam Quốc là một
đoạn lịch sử như thế nào? Nên nhìn nhận giai đoạn lịch sử này như thế nào?
Nên đánh giá những nhân vật trong đó như thế nào?
Vấn đề là rất khó, đòi hỏi chúng ta phải có lịch sử quan và phương pháp
luận khoa học.
Tôi liền nhó tới cuốn sách, của K.Marx Ngày mười tám tháng sương mù
của Louis Bonaparte, tôi đọc lại bộ sách kinh điển đó và đã hiểu ra. Hiểu ra
điều gì? Sau khi đứa cháu của Napole’on làm chính biến, mọi người đều
“cảm thấy kinh dị”, nhưng “không ai hiểu nó”. “Về đạo nghĩa ai cũng phẫn
nộ”, cũng có người phân tích qua loa. Chỉ có Mác trả lời một vấn đề: Vì sao
Louis Bonaparte, một con người “dung tục đáng buồn cười” đó “có thể phô
diễn một vai anh hùng”. Vì sao vậy? Vì cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp đã
“tạo nên một điều kiện và cục thế”. Chính nhờ “điều kiện và cục thế” đó, anh
ta có thể phấn son đăng đàn, làm nên một câu chuyện chấn động cả giới
chính trị ở châu Âu. Có thể nói, một nhân vật lịch sử nào đó trở thành anh
hùng, chủ yếu là nhờ vào “điều kiện và cục thế” lúc đó. Ở đây, “điều kiện và
cục thế” quan trọng hơn tố chất và phẩm chất của cá nhân. Phân tích “điều
kiện và cục thế” cũng quan trọng hơn nhiều so với “vì đạo nghĩa mà phẫn
nộ”.
Rõ ràng phương pháp luận và lịch sử quan của Mác có đầy sức sống. Nó
hợp với lịch sử Tam Quốc. Tam Quốc là thời đại của những anh hùng, anh