Page 520 - Phẩm Tam Quốc
P. 520
huyện chế là “Trung ương tập quyền”. Phong kiến chế là “một thiên hạ có
nhiều quốc gia; một thiên tử, có nhiều quốc quân”, quận huyện chế lại là
“một thiên hạ, một quốc gia, một nguyên thủ, một chính phủ”. Một số “quốc”
vốn có chủ quyền độc lập, không còn nữa, hợp thành một quốc gia thống
nhất, như Tần hoặc Hán. Đồng thời cũng là thiên hạ. Một số quốc quân vốn
có chủ quyền độc lập cũng không còn nữa, đã hợp lại thành quốc quân, như
Tần Thuỷ Hoàng và Hán Cao Tổ. Đồng thời cũng có thiên hạ. Thiên tử là
quốc quân của một quốc gia thống nhất, cũng là nguyên thủ quốc gia duy
nhất của thiên hạ. Không còn gọi là vương mà là hoàng đế. Vì vậy, chế độ
này gọi là “đế quốc chế”. Đế quốc chế chỉ thừa nhận một quốc gia, một
nguyên thủ, vậy, dù “quốc” có chủ quyền độc lập hay một “gia” không có
chủ quyền độc lập thì đều không được tồn tại. Quốc và gia trong thời đại
bang quốc, cần phải trở thành quận, huyện của đế quốc. Quan hệ giữa quận
huyện và đế quốc là quan hệ giữa địa phương và trung ương. Người quản lý
quận, huyện là quan viên do chính phủ trung ương bổ nhiệm. Gọi là chế độ
quận huyện.
Quận huyện chế và phong kiến chế cũng có chỗ khác biệt, thiên tử, chư
hầu, đại phu trong thời đại phong kiến (thời đại bang quốc) đều là thế tập;
thời đại quận huyện (thời đại đế quốc) chỉ có hoàng đế là thế tập, quận thú và
huyện lệnh thì không thế tập. Không chỉ quận thú, huyện lệnh mà mọi quan
viên của đế quốc, bất luận là ở trung ương hay địa phương, về nguyên tắc đều
không thế tập. Thế tập là quý tộc, không thế tập là quan viên. Vì vậy, phong
kiến chế đồng thời cũng là quý tộc chế, quận huyện chế, đồng thời cũng là
quan liêu chế.
Bây giờ chúng ta đã rõ. Bang quốc chế, và phong kiến chế, quý tộc chế là
ba vị một thế, đế quốc chế cùng quận huyện chế, quan liêu chế là ba vị một
thể. Thòi đại bang quốc, thiên tử, chư hầu, đại phu đều là lãnh chúa; vì vậy
giai cấp thống trị nó là giai cấp lãnh chúa. Thời đại đế quốc, quan liêu là
người quản lý đất nước. Quan liêu không có lãnh địa, không thế tập, vì vậy
giai cấp thống trị đế quốc là giai cấp địa chủ. Tần diệt sáu nước, thống nhất
thiên hạ, không còn là phong kiến, biến quý tộc chế thành quan liêu chế, biến
phong kiến chế thành quận huyện chế, biến bang quốc chế thành đế quốc chế,
do giai cấp địa chủ thay thế giai cấp lãnh chúa trở thành giai cấp thống trị.
Rất rõ ràng, đây là lần “thay đổi lớn”, vì mâu thuẫn xã hội rất gay gắt, xung
đột giai cấp rất kịch liệt. Thêm vào đó, giai cấp thống trị mới thiếu kinh
nghiệm, chọn hình thái ý thức (pháp gia học thuyết) sai lầm, cùng với phương
thức thống trị (phương thức bạo lực) sai lầm, khiến cho người oán trời giận