Page 522 - Phẩm Tam Quốc
P. 522
vì giai cấp này rất phù hợp với yêu cầu của đế quốc. Địa chủ thứ tộc là giai
cấp địa chủ địa vị xã hội thấp nhất, để vào được chính quyền đất nước, họ
phải thông qua học tập và thi cử. Đời đời phải học tập và thi cử, không có thế
tập. Điều đó hoàn toàn hợp điệu, mọi người rất yên tâm.
Chế độ để thành viên giai cấp thứ tộc vào chính quyền đất nước bằng học
tập và thi cử gọi là “khoa cử chế”. Khoa là mở khoa thi; cử, là tuyển chọn
quan viên. Chế độ thông qua việc thi để chọn người giỏi, gọi là “khoa cử”.
Thi cử thì từ lâu đã có, thời kỳ Lưỡng Tấn có chế độ “Hiếu liêm thi kinh, tú
tài thi sách”. Nhưng, mãi tới lúc Tuỳ Văn đế bãi bỏ cửu phẩm trung chính
chế thì khoa cử chế mới được chính thức đăng đàn lịch sử. Vì vậy, Tuỳ, cũng
là thời đại có sự “thay đổi” và cũng giống như Tần thời gian rất ngắn. Đương
nhiên, đây là sự “thay đổi nhỏ”. Những cuộc đấu tranh ở đây không kịch liệt
như thời Tần. Ở đây, đế quốc đã tìm được một chế độ thích hợp nhất với yêu
cầu của mình về nhân sự và giai cấp thống trị, nên việc thay triều đổi đại sau
này chỉ là việc trong nội bộ giai cấp địa chủ thứ tộc, tức là chỉ thay đổi người
thông trị, giữ nguyên giai cấp thống trị.
Có điều lịch sử phát triển cần một quá trình, giai cấp địa chủ quý tộc không
thể một lúc biến thành giai cấp địa chủ thứ tộc. Rõ ràng cần có sự quá độ và
có tác dụng quá độ ở đây là giai cấp địa chủ sĩ tộc. Sĩ tộc và quý tộc có gì
khác nhau? Quý tộc dựa vào quan hệ huyết thống để trở thành quý tộc, sĩ tộc
dựa vào học hành và làm quan để trở thành sĩ tộc. Và sĩ tộc, thứ tộc lại khác
nhau những gì? Thứ tộc qua đọc sách và thi cử để làm quan, sĩ tộc xét về xuất
thân gia đình là chủ yếu để làm quan. Vì vậy, sĩ tộc nửa giống quý tộc nửa
giống thứ tộc, nên có tác dụng quá độ. Ngụy Tấn Nam Bắc triều chính là thời
kỳ quá độ.
Là thời kỳ quá độ, chế độ chính trị của Lưỡng Tấn Nam Bắc triều là “chế
độ môn phiệt”, hoặc “chế độ sĩ tộc”. “Chế độ môn phiệt”, một người muốn
làm quan, ngoài việc học còn phải xét danh vọng tiếng tăm, đẳng cấp sang
hèn, công lao từng trải của gia tộc người đó. Danh vọng tiếng tăm là “môn
vọng”, đẳng cấp sang hèn là “môn đệ”, công lao từng trải là “phiệt duyệt”.
Thời đó, trước cổng các nhà sĩ hoạn thường có hai cột trụ để ghi chép công
lao từng trải của gia tộc. Ở bên trái gọi là “phiệt” ghi rõ công lao. Ở bên phải
gọi là “duyệt” ghi rõ quá trình từng trải. Phiệt và duyệt đều từ chữ “môn”.
Chữ môn tức là “gia môn”, cũng tức là gia tộc. Môn vọng, môn đệ, phiệt
duyệt hợp lại gọi là “môn phiệt”. Môn vọng có cao có thấp, danh vọng cao thì
gọi là “vọng tộc”. Môn đệ cũng có cao có thấp, đẳng cấp cao gọi là “cao