Page 527 - Phẩm Tam Quốc
P. 527

là trời đã hậu đãi riêng, nhưng vì tài lớn khí thô, nên không thể trọn đời.

               Thiệu trở thành minh chủ liên minh đánh Đổng Trác. Rõ ràng là giai cấp sĩ
               tộc đã khoác bảo giáp lên người Thiệu. Nhưng rồi thế nào? Đều đã thất bại.
               Vì sao lại thất bại? Vì Tào Tháo vừa xuất hiện.
                  Tào Tháo không phải sĩ tộc, Tháo xuất thân từ gia đình hoạn quan từng bị

               sĩ tộc miệt thị và căm ghét nhất. Tào Tháo vốn không phải là quân phiệt,
               Tháo tay trắng chạy đến Lạc Dương, không quân, không tướng, không quan
               chức, về sau “vung tiền, tập hợp nghĩa binh” ở Trần Lưu, thực lực là có hạn.
               Vì vậy, “tập đoàn công ty” liên quân Quan Đông mới không coi Tháo là “cổ
               đông”. Tào Tháo tự biết mình chẳng mấy vốn liếng, nên, cam chịu làm quân
               tốt trong liên quân. Nhưng chư hầu Quan Đông lại là lũ tự tư tự lợi, mắt chuột

               mơ hồ, lại rụt đầu rụt cổ, khiến Tháo vô cùng thất vọng. Cuối cùng thì Tào
               Tháo đã hiểu, thế gia đại tộc chỉ là hư danh, môn phiệt đấu không lại quân
               phiệt. Tào Tháo quyết định biến mình thành quân phiệt, sau đó mới giành lấy
               giang sơn.

                  Trên thực tế, người không để sĩ tộc diễn trò chính là Tào Tháo. Sau nhiều
               năm cố gắng, Tào Tháo đã biến thành quân phiệt, nhưng là quân phiệt khác
               hướng. Rất nhiều quân phiệt thời đó (như Lưu Yên) chỉ muốn cát cứ một
               phương xưng hoàng đế. Riêng Tháo lại muốn thống nhất thiên hạ. Đây là
               điểm một. Điểm hai, Tháo còn suy nghĩ khác sau khi Trung Quốc được thống

               nhất. Suy nghĩ của Tháo, như đã nói trong tập Đường riêng đồng quy, xây
               dựng một “chính quyền không sĩ tộc”, ít ra không đi vào đường cũ của Đông
               Hán, phải đổi mới về mặt chính trị. Đây là điều khác với Viên Thiệu. Viên
               Thiệu cũng muốn lập lại trật tự và là thứ trật tự cũ đại diện cho lợi ích giai
               cấp địa chủ sĩ tộc. Đó là điều khác biệt giữa Đổng Trác, Viên Thiệu và Tào
               Tháo. Đổng Trác phá vỡ trật tự cũ, Viên Triệu ủng hộ trật tự cũ, Tào Tháo
               muốn xây dựng một trật tự mới. Đổng Trác chỉ biết phá hoại, không biết xây

               dựng, vì vậy Tào Tháo liên hợp với Viên Thiệu chống lại Đổng Trác và ra
               sức xây dựng lại trật tự bị Đổng Trác phá hoại. Nhưng phải xây dựng lại một
               trật tự như thế nào thì họ lại khác nhau về lập trường về quan điểm, cả về
               đường lối, vì vậy họ phải hậm hực chia tay, thậm chí quyết một trận sống
               mái.

                  Vậy, với Tào Tháo có dễ dàng gì không? Không dễ dàng.
                  Giai cấp sĩ tộc phản đối kịch liệt hành vi của Tào Tháo. Biểu hiện rõ nhất

               trong  hai  trận  chiến,  Duyện  châu  và  Quan  Độ.  Trận  đánh  ở  Duyện  châu
               chúng ta đã nói rõ trong tập “Tiến thoái hết chỗ tựa”, đó là mùa hạ thời Hán
   522   523   524   525   526   527   528   529   530   531   532