Page 532 - Phẩm Tam Quốc
P. 532
Túc phân tích tình hình, Tôn Quyền đã hiểu rõ. Hán thất đã không thể hưng
phục, vậy, “từ bá nghiệp đến đế nghiệp” là có thể; Tào Tháo không thể loại
bỏ ngay, vậy, “trước phân ba sau thống nhất” là cần thiết; Tôn Quyền và Tào
Tháo đã phải “vạch sông để trị” thì “miền Nam chống lại miền Bắc” là tất
yếu. Nhưng, miền Nam nhỏ yếu, miền Bắc lớn mạnh, muốn chống lại miền
Bắc thì không thể không liên hợp. Đó chính là nguyên nhân để Lỗ Túc quyết
tâm liên minh với Lưu Bị, và đây là nguyên nhân để Tôn Quyền tham gia trận
chiến Xích Bích cuộn sóng.
Rõ ràng ý nghĩa Đối sách trên giường của Lỗ Túc không hề thua kém Đối
sách Long Trung của Gia Cát Lượng. Trên thực tế, quy hoạch chiến lược của
Gia Cát Lượng có cao siêu, sâu xa đến mấy thì với ba lần đến lều tranh lúc
đó, Lưu Bị làm gì có điều kiện để thực hiện. Thậm chí sau lúc bại trận chạy
đến Đương Dương, điều mà Lưu Bị suy nghĩ là phải chạy tiếp đến với Ngô
Cự thái thú Thương Ngô, sau này Lỗ Túc nói vui là “chỉ lo chạy lung tung”,
đâu còn nghĩ tới việc thiên hạ chia ba! Đương nhiên, chạy đến với Ngô Cự
chỉ là ý định, bởi vì Lưu Bị còn có thể đến với Lưu Kỳ ở Giang Hạ. Và nếu
không có Lỗ Túc kiên quyết liên minh và Chu Du kiến quyết chống giặc,
không biết tiền đồ của Lưu Bị sẽ ra sao nữa! Chạy đến với Ngô Cự thì sức
cùng lực kiệt được kéo dài hơn, chạy đến với Lưu Kỳ thì nguy hiểm rình rập
một sáng một chiều. Tào Tháo không đánh mà lấy được Tương Dương, thế
như chẻ tre lấy nốt Giang Lăng, đối phó với Lưu Kỳ, Lưu Bị chỉ là việc sớm
muộn gì cũng xảy ra. Lúc này thì sinh mệnh của Lưu Bị thực khó giữ, nói chi
tới việc thực thi Đối sách Long Trung của Gia Cát Lượng? Vì vậy, sau này
khi chạy đến Long Môn, Lưu Bị không chỉ phải cám ơn Gia Cát Lượng mà
còn phải cám ơn Lỗ Túc nữa.
Lưu Bị còn phải cám ơn một người, đó là Tào Tháo. Nếu Tào Tháo không
đánh Kinh châu hoặc sau khi lấy được Giang Lăng không tiến tiếp về phía
đông thì có thể sự việc đã khác. Nhưng xem ra Tào Tháo không đánh trận
này không được. Thứ nhất, Tháo phải đoạt được Kinh châu. Kinh châu là nơi
then chốt nhất trong ba châu ở tuyến một của Trường Giang. Đoạt được Kinh
châu, nhất là chiếm được Giang Lăng, ngược lên có thể đánh lấy Ích châu,
xuôi xuống có thể lấy gọn Dương châu. Đây cũng là lý do sau này Lưu Bị và
Tôn Quyền phải liều mạng giành lấy Kinh châu. Ngược lại nếu bỏ Kinh châu
thì không bao giờ Tháo đến được miền Nam Trường Giang, sự thực từ nay về
sau sẽ chứng minh rõ điều này. Vì vậy, khi quy hoạch cho Tào Tháo, Quách
gia đã nói: “Phải định Kinh châu trước”. Sau chiến tranh Quan Độ, bản thân
Tào Tháo đã hai lần định đánh Lưu Biểu. Một lần là vào mùa xuân năm Kiến