Page 536 - Phẩm Tam Quốc
P. 536
IV. Đuổi hươu vị tất được hươu
Trước hết hãy nói từ trận chiến Di Lăng.
Là một trong ba chiến dịch lớn (Quan Độ chiến, Xích Bích chiến, Di Lăng
chiến) của Tam Quốc cuối thời Hán, chiến dịch Di Lăng vẫn còn nhiều điều
khó hiểu. Như trong Nhận thức lại Long Trung đối của ngài Điền Dư Khánh
nói, “khiến người ta khó hiểu” về cách bố trí và cách chỉ huy chiến tranh của
Lưu Bị. Sử sách cũng không ghi rõ thái độ của Gia Cát Lượng đối với cuộc
chiến này, sử gia chỉ có thể mò mẫm suy đoán. Ngoài ra, kết cục của cuộc
chiến cũng làm người ta bất ngờ. Lục Tốn giành toàn thắng đã chủ động lui
quân, kẻ chiến bại như Lưu Bị lại muốn đánh tiếp. Theo Tam quốc chí – Lục
Tốn truyện, sau khi bại trận Lưu Bị chạy về thành Bạch Đế, nhiều tướng lĩnh
bên Đông Ngô giành nhau dâng biểu lên Tôn Quyền, cho rằng nên thừa thắng
truy kích bắt bằng được Lưu Bị. Lục Tốn và Chu Nhiên, Lạc Thống cho rằng
Tào Phi đang điều binh khiển tướng, danh nghĩa là giúp Ngô đánh Lưu Bị,
thực tế thì họ đã có dã tâm, vì vậy phải rút khỏi cuộc chiến. Điều này vốn là
rất tốt với Thục Hán, nào ngờ Lưu Bị lại tỏ ra già mồm. Theo chú dẫn Ngô
lục của Bùi Tùng Chi trong Lục Tốn truyện, khi đó Lưu Bị có thư gửi Lục
Tốn, nói lúc này giặc (Ngụy quân) đã tới Giang Lăng, trẫm cũng muốn Đông
tiến lần nữa, tướng quân thấy có được không (tướng quân thấy nên chăng)?
Kết quả là Lục Tốn đã phải nói thẳng ra, liệu vết đau của các vị đã khỏi chưa,
có lẽ chẳng cần phải đến để nộp mạng! Lúc này Lưu Bị mới chịu giảng hoà.
Quyết sách của Lục Tốn là hoàn toàn đúng, và chắc gì Lưu Bị đã muốn
đến lần nữa. Họ, bao gồm Tào Phi, Tôn Quyền, đều đã rõ, ba nhà Ngụy,
Thục, Ngô đã thành thế chân vạc, chẳng ai có thể nuốt được ai. Hơn nữa, một
bên nào đó lớn mạnh, hai bên kia sẽ đến hạn chế. Hai bên giao chiến quyết
phải thắng, thua, mà ngay cả khi chưa ra quân, thì bên thứ ba sẽ đến xen vào,
can dự. Vì vậy, Lục Tốn chỉ có thể thấy thắng là thu quân, và bên Lưu càng
không thể bới việc, tìm việc. Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng chấp
chính, sai luôn Đặng Chi sang sứ nước Ngô, nối lại liên minh. Theo Tam
quốc chí – Đặng Chi truyện, khi đó Đặng Chi đã nói hết nhẽ với Tôn Quyền,
hai bên chúng ta, một bên có “chỗ hiểm để vững chắc”, một bên có “ba con
sông để ngăn cản”. Nếu liên hợp lại gắn bó như môi với răng thì “tiến có thể
lấy thiên hạ, thoái thành thế chân vạc”. Ngược lại, nếu đại vương chạy sang
với Tào Ngụy, còn muốn nước được độc lập, thì kết quả Tào Ngụy sẽ đến
đánh đại vương, Thục Hán cũng muốn đánh đại vương, vùng đất Giang Nam
sẽ không còn là của đại vương nữa. Tôn Quyền yên lặng hồi lâu, cuối cùng