Page 537 - Phẩm Tam Quốc
P. 537
không thể thừa nhận lời nói rất hay. Khi lập thế chân vạc, hai bên nhỏ yếu chỉ
có thể chung sống hoà bình, thậm chí còn phải giúp nhau mới có thể chống
lại phía mạnh. Vì vậy, tháng tư niên hiệu Hoàng Long năm đầu (Công
nguyên năm 229), Tôn Quyền xưng đế, Gia Cát Lượng không còn nói “Trời
không có hai mặt, người không thời hai vua”, mà sai sứ sang chúc mừng, ký
kết “điều ước không xâm phạm lẫn nhau”, thừa nhận Đông đế (Ngô đế), Tây
đế (Thục đế), tôn trọng lẫn nhau, còn dự tính phân chia địa bàn với Tào
Ngụy.
Đây cũng là sự kiện lớn của Tam Quốc cuối đời Hán. Bởi vì chỉ đến lúc
này thì danh phận trong Tam Quốc mới được thành lập rõ ràng. Dù Tào Ngụy
không thừa nhận Thục Hán và Tôn Ngô, Tôn Ngô và Thục Hán cũng không
thừa nhận Tào Ngụy, nhưng hai bên Ngô – Thục lại thừa nhận lẫn nhau.
Cũng tức là, họ không câu nệ cái gọi là “chính thống”, công nhiên thừa nhận
dưới gầm trời này có thể đồng thời có hai hoàng đế, thực tế đây là sự phá
cách ghê gớm.
Ở đây phía Thục Hán là khó nói nhất. Nên nhớ, Thục Hán tự cho mình là
“chính thống”. Ngược lại, Tôn Quyền vốn không phải là “chính thống” và
cũng không thể giành được địa vị “chính thống” lại hết sức thoải mái, “cùng
tôn hai đế”, chính họ đã đề ra phương án này. Thực tế thì Tôn Quyền đã sớm
nghĩ tới ngày hôm nay. Niên hiệu Kiến Hưng năm thứ II (Công nguyên năm
224) thời Thục Hán, Đặng Chi lần thứ hai sang sứ nước Ngô, Tôn Quyền đã
nói rõ ý đó. Tôn Quyền nói với Đặng Chi, nếu tiêu diệt được Tào Ngụy, khôi
phục được thái bình, hai nước chúng ta phân chia thiên hạ, như thế mới hay.
Đặng Chi nói, trời không có hai mặt người không thờ hai vua. Sau khi kiêm
quản được Tào Ngụy, nếu đại vương không biết thiên mệnh ở đâu (cũng tức
là không chịu đầu hàng Thục Hán), vậy, hai nước chúng ta đành phải “vua
thực thi đức hạnh của mình, thần phải tận tụy tận hiếu” mọi người, lại giương
cờ gióng trống. Lúc đó, chiến tranh như vừa mới bắt đầu! Tôn Quyền nghe
xong cười ầm lên nói, ngài thành thực lắm!
Nhưng năm năm sau, chưa nói tới Đặng Chi, mà ngay cả Gia Cát Lượng
cũng không nói: “Trời không có hai mặt, người không thờ hai vua”. Điều đó
nói rõ việc gì? Nói, Gia Cát Lượng đã ý thức được, ba nước ở thế chân vạc đã
thành sự thực không thể thay đổi, việc “hưng phục Hán thất” không còn là
việc dễ dàng nữa. Kỳ thực, đâu chỉ có không dễ dàng. Theo tôi, không thực
hiện được! Theo lời chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc
chí – Vũ đế kỷ, lúc Trần Quần và Hoàn Giới khuyên Tào Tháo làm Hoàng đế