Page 534 - Phẩm Tam Quốc
P. 534
Vì vậy, trận chiến Xích Bích là điểm mấu chốt trong sử Trung Quốc. Do
trận chiến này mà thế chân vạc đã xuất hiện, thế đối đầu đã hình thành. Từ
đó, Nam Bắc đã có chiến tranh, như Tào Tháo xuống Nam đánh Tôn Quyền,
Quan Vũ lên Bắc phá Tương Phàn và không tay trắng trở về (như Tào Tháo)
thì cũng tự chuốc lây diệt vong (như Quan Vũ), không ai có thể tiến thêm
được, ngang như cuộc mua bán lỗ vốn.
Mãi tới trận chiến Đông Tây mới có kết quả, Lưu Bị đoạt ích châu, Tôn
Quyền lấy Kinh châu. Mùa hạ năm Kiến An thứ XIX (Công nguyên năm
214), Lưu Chương đầu hàng, Lưu Bị vào Thành Đô, Ích châu thuộc về Lưu
Bị, với thân phận là Kinh châu mục, Lưu Bị kiêm lĩnh Ích châu mục. Mùa
đông năm thứ XXIV (Công nguyên năm 219), Quan Vũ bị giết, Tôn Quyền
vào Gia Lăng, phần lớn đất Kinh châu thuộc về Tôn Quyền, với thân phận là
Từ châu mục, Tôn Quyền kiêm lĩnh Kinh châu mục. Từ đây, quyền sở hữu ba
châu ờ vùng Trường Giang đã thay đổi. Ba châu trước đây thuộc ba châu mục
là tông thất, Lưu Do, Lưu Biểu và cha con Lưu Yên thì trước sau đều rơi vào
tay giang hồ, miền Nam trở thành vũ đài của hai đại quân phiệt Tôn Quyền
và Lưu Bị.
Điều này không có gì là lạ. Lịch sử cổ đại Trung Quốc thường vẫn là “lộn
xộn, anh vừa hát xong, tôi đã bước ra”, huống chi đây lại là thời đại hỗn loạn!
Cần phải xem “phục trang” của các nhân vật đó. Chúng ta đều biết, chức “Từ
châu mục” của Tôn Quyền do Lưu Bị tiến cử; chức “Kinh châu mục” của
Lưu Bị, cũng được Tôn Quyền đồng ý. Như là họ đã tặng nhau những bộ
“trang phục” đó, chí ít cũng là thừa nhận lẫn nhau. Nhưng, Từ châu mục biến
thành Kinh châu mục, Kinh châu mục lại biến thành Ích châu mục, cứ bát
nháo thế này thì không ai thừa nhận. Lưu Bị không thừa nhận Tôn Quyền là
Kinh châu mục, cho rằng Kinh châu là của mình. Tôn Quyền cũng không
thừa nhận Lưu Bị là Ích châu mục, còn tuyên bố Ích châu là của Lưu
Chương. Điều đó ngang như rạch vào mặt nhau. Vì vậy, liên minh Tôn Lưu
tất sẽ vỡ, chiến tranh sẽ nổ ra và là trận chiến Di Lăng.
Trận chiến Di Lăng là chiến dịch quan trọng thứ ba trong sử Tam Quốc
cuối thời Hán. Nó xác định cục diện hai miền Đông Tây phía Nam Trung
Quốc cùng tồn tại chống lại miền Bắc. Trước đó, hai miền Đông Tây phía
Nam Trung Quốc, là tập đoàn Tôn Quyền và tập đoàn Lưu Bị, có liên hợp có
đấu tranh. Về phía Tôn Quyền có Chu Du, Lã Mông là đại diện, chủ trương
“nuốt Lưu để lớn mạnh”; phía Lưu Bị có Lưu Bị và Quan Vũ là đại diện, luôn
có “bụng muốn nuốt Ngô”. Tiêu điểm của mâu thuẫn là Kinh châu. Thế mới