Page 539 - Phẩm Tam Quốc
P. 539

thế gia đại tộc; Tôn Quyền cũng không phải Lưu Bị, không phải hoàng tộc,

               tông  thất.  Về  mặt  xuất  thân  gia  đình,  Tôn  Quyền  có  điểm  giống  với  Tào
               Tháo. Tào Tháo xuất thân không tốt, vì “không sạch”; Tôn Quyền xuất thân
               không tốt, vì “nghèo túng”. Có điều, Tôn Quyền không được như Tào Tháo –
               có kinh nghiệm vì đã “làm việc trung ương” và ưu thế “phụng thiên tử để
               lệnh kẻ chưa thần phục”. Tôn Quyền chỉ có một danh hiệu là tướng quân
               (đánh Lỗ tướng quân) và một chính quyền (chính quyền Giang Đông) chưa
               thực ổn định, nói trắng ra là một quân phiệt không to không nhỏ. Với những

               cái đó, Tôn Quyền đứng trước một hiện thực, mưu cầu sinh tồn trong một
               khoảng hẹp. Vì vậy, chủ nghĩa hiện thực của Lỗ Túc hợp với khẩu vị của Tôn
               Quyền, quy hoạch chiến lược của Lỗ Túc có điều kiện để thực thi. Cũng có
               Giang Đông, lập thế chân vạc, Tôn Quyền đã làm được, đoạt lấy Kinh châu,
               chia ra mà đánh, Tôn Quyền cũng đã làm được. Thậm chí Tôn Quyền còn
               xưng đế dựng nước, có điều muộn hơn người khác. Tôn Quyền cũng có ý

               đoạt lấy Ích châu, chiếm cứ toàn bộ lưu vực Trường Giang, có điều chưa làm
               được. Như vậy, Lỗ Túc không phí công có quy hoạch cho Tôn Quyền. Theo
               Tam quốc chí – Lã Mông truyện, sau này trong buổi trò chuyện với Lục Tốn,
               Tôn Quyền đã ví Lỗ Túc như Đặng Vũ – người đầu tiên mong Quang Vũ đế
               Lưu Tú đoạt thiên hạ, xưng đế dựng nước. Rõ ràng, lập trường của Lỗ Túc
               cũng là lập trường của Tôn Quyền, đường lối của Tôn Quyền cũng là đường
               lối của Lỗ Túc.

                  Tình huống của Lưu Bị không như vậy. Nói về xuất thân gia đình thì điều
               kiện của Lưu Bị tốt hơn Tào Tháo và Tôn Quyền. Tào Tháo là đời sau của

               yên hoạn, Tôn Quyền xuất thân hàn môn, sĩ tộc đều xem thường họ. Lưu Bị
               cùng họ với Hoàng đế, còn là học trò của danh nho Lư Thực, ít nhiều đã có
               vốn liếng về chính trị. Lưu Bị còn biết phải làm gì, trong lúc quân phiệt hỗn
               chiến, người khác thì mở rộng địa bàn, Lưu Bị mở rộng danh vọng, còn hình
               thành được cái mà ngài Phạm Văn Lan gọi là tập đoàn nhỏ “Võ sĩ mạnh mưu
               sĩ yếu”. Vì vậy, dù có người (như Viên Thuật) xem thường Lưu Bị, nhưng rất
               nhiều đại quân phiệt khác thêm phần coi trọng. Lưu Bị chạy đến chỗ Đào
               Khiêm, Đào Khiêm tiến cử Lưu Bị là Dự Châu thứ sử, về sau còn gửi cả Từ

               châu. Lưu Bị chạy đến với Tào Tháo, Tào Tháo tiến cử Lưu Bị là Dự châu
               mục, Tả tướng quân, còn được “đi cùng xe, ngồi cùng chiếu”. Lưu Bị chạy
               đến với Viên Thiệu, Viên Thiệu “sai tướng đi nghênh đón”, bản thân ra ngoài
               thành chừng vài trăm dặm để gặp mặt; đối với Lưu Biểu, Lưu Biểu cũng “tự
               ra ngoài đón và đối đãi như tân khách”. Chỉ riêng việc Tào Tháo và Viên

               Thiệu tranh nhau tiếp đãi cũng đủ thấy vai trò của Lưu Bị là không nhỏ.
   534   535   536   537   538   539   540   541   542   543   544