Page 543 - Phẩm Tam Quốc
P. 543

người chưa biết đến Tào Tháo, đều cho rằng Viên Thiệu sẽ thắng. Thế mà

               chín năm trước đó, Tuân Úc đã bỏ Viên Thiệu, chẳng nhẽ lại là bình thường?
                  Vậy, vì sao Tuân Úc lại rời khỏi Viên Thiệu, đến với Tào Tháo? Tuân Úc
               “đồ rằng Thiệu sẽ không hoàn thành được việc lớn”. “Việc lớn” của Tuân Úc
               là gì? Giống như Gia Cát Lượng, là “hưng phục Hán thất”. Đáng tiếc, số chư

               hầu tham gia liên quân Quang Đông khi đó đều không đáng dùng. Trong số
               đó có hai người hăng hái và có điều kiện nhất là Viên Thiệu và Viên Thuật,
               nhưng hai người này lại đều muốn làm hoàng đế và không làm nổi. Vì vậy,
               Tuân Úc mới bằng lòng đến với Tào Tháo, khi đó còn chưa có danh tiếng gì.
               Thực tế thì Tào Tháo là người gan dạ thao lược, đã sớm biểu hiện ra. Lúc này
               Tháo mới chỉ là trung thần vương triều Đông Hán, một anh hùng quên mình

               vì đất nước. Tuân Úc kỳ vọng ở Tào Tháo. Xem Long Trung đối – Tuân Úc
               bản thấy rõ, Tuân Úc đánh giá Tào Tháo như thế nào? Là “Lòng dạ luôn bên
               vương thất”, là “có chí giúp rập thiên hạ” Tuân Úc đưa ra cương lĩnh chính trị
               thế nào cho Tào Tháo? Một là “Phụng chúa thương để lòng dân theo về” hai
               là “giữ lẽ chí công để hùng kiệt phải thần phục”, ba là “đề cao nghĩa lớn để
               anh tuấn tìm đến”. Nói như vậy là hết sức rõ ràng.

                  Vào niên hiệu Kiến An năm đầu (Công nguyên năm 196), Tuân Úc đã đưa
               ra cương lĩnh chính trị đó. Mười mấy năm trôi qua, vào năm Kiến An thứ
               XVIII (Công nguyên năm 212), tình hình đã thay đổi. Tào Tháo không còn là

               “Lòng dạ luôn bên vương thất”, cũng không còn là “phụng thiên tử để lệnh
               kẻ chưa thần phục”, mà là “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”, muốn mình được
               phong công lập tước. Đây chính là một tín hiệu nguy hiểm. Việc phát triển ở
               bước sau sẽ ngược lại với lòng trung và lý tưởng của Tuân Úc. Vì vậy, Tuân
               Úc không thể không ngăn. Nhưng lời khuyên của Tuân Úc chẳng có kết quả
               gì. Tào Tháo như người đã bước lên “thuyền giặc”, chỉ còn một đường là đi
               tới tối. Tuân Úc đành phải chia tay với Tào Tháo, tìm đến cái chết. Tuân Úc

               muốn bằng sinh mệnh của mình để chôn vùi lý tưởng đó, cũng muốn bằng
               sinh mệnh của mình để khuyên can Tào Tháo lần cuối.
                  Có nhiều nguyên nhân để Tuân Úc lựa chọn như vậy. Nhưng nói cho cùng,

               Tuân Úc có thân phận là danh sĩ, có lập trường của sĩ tộc và tư tưởng Nho
               gia. Vương triều Đông Hán lấy danh giáo dựng nước, lấy thế gia đại tộc và
               Nho học để lập thân, quan niệm trung quân giữ nước là thâm căn cố đế, thay
               triều đổi đại là vấn đề nhạy cảm nhất, thậm chí đã trở thành tiêu chuẩn ranh
               giới. Như Trung Quốc thông sử của ngài Phạm Văn Lan đã phân sĩ tộc Trung
               Nguyên tụ tập ở Hứa Đô thành hai phái, “giúp Hán” và “giúp Tào”, đều là sĩ
   538   539   540   541   542   543   544   545   546   547   548