Page 545 - Phẩm Tam Quốc
P. 545
Ngô nhỏ, e cũng chỉ làm được như vậy. Tôn Quyền cũng không thể hiến thân
vì lý tưởng, vả Tôn Quyền cũng không hề có lý tưởng.
Vì vậy Tôn Quyền khá thành thạo trong trò “trở mặt”. Nói khó nghe thì đó
là “lựa gió bẻ thuyền”, nói dễ nghe hơn “thức thời độ thế” mục tiêu cơ bản là
“Lập hiệu đế vương để lấy thiên hạ”. Nhưng muốn “lấy thiên hạ” là phải
“xưng đế vương”; muốn “xưng đế vương” phải “vững Giang Đông”; muốn
“vững Giang Đông” phải được sĩ tộc Giang Đông ủng hộ. Vì vậy, Tôn Quyền
phải giao cho sĩ tộc Giang Đông phần quyền lực tương đối lớn, để Lục Tốn
và Cố Ung chia nhau nắm giữ quân quyền và chính quyền, để phần lớn con
em sĩ tộc và mạc phủ, chính phủ, thực hành “Người Ngô trị Ngô”. Tôn
Quyền đã thực hiện “bản thổ hoá” và cũng là “sĩ tộc hoá” trong chính quyền
Tôn Ngô, chẳng khác gì những việc Tào Phi đang làm ở Trung Nguyên, có
thể gọi là “một bản nhưng khác khúc”. Chúng ta đều biết, chính quyền Tôn
thị vốn đối lập với sĩ tộc Giang Đông. Lúc này Tôn Quyền lại bắt tay vui vẻ
với họ, còn để họ tham gia chính sự. Đúng, chỉ có “Người buộc chuông mới
mở được chuông”. Có điều, ờ chỗ Tào Phi thì Trần Quần giúp làm việc này.
Ngược lại, Tôn Quyền tự mình làm lấy.
Vì sao Tôn Quyền lại có thể làm được như vậy? Tôn Quyền là người
không theo một lý tưởng nào cả. Chính xác hơn, Tôn Quyền chỉ có mục tiêu
không có lý tưởng. Bởi vậy, Tôn Quyền không để ý tới việc vương triều
Đông Hán còn hay mất, không để ý xem Tào Tháo là trung hay gian, mà chỉ
lo giữ địa bàn. Thậm chí còn chẳng để ý xem chính quyền thuộc về giai cấp
nào (sĩ tộc hay thứ tộc) miễn là họ Tôn vẫn còn. Tôn Quyền không có một
gánh nặng nào cả.
Điều phiền hà chỉ là Lưu Bị và Gia Cát Lượng vẫn còn đó.
Lưu Bị thân phận là tông thất. Thân phận đó khiến Lưu Bị thêm dễ dàng và
cũng thêm gánh nặng. Phần trước đã nói, sau khi Viên Thiệu mất, số sĩ tộc và
danh sĩ giúp Hán phản Tào chỉ còn biết kỳ vọng vào Lưu Bị. Lưu Bị đã
giương cao ngọn cờ thương cảm “Hán thất nghiêng đổ, gian thần nắm mệnh,
chúa thượng lao đao”, “muốn lây tín nghĩa giúp thiên hạ”. Đó là vốn liếng
chính trị và đồng thời cũng là gánh nặng về chính trị của Lưu Bị. Lưu Bị
không thể tuỳ cơ ứng biến như Tôn Quyền, chỉ có thể giương cao ngọn cờ
“phản Tào hưng Hán” tới cùng. Chính vì vậy Lưu Bị mới lấy gọn được mảnh
đất phong thuỷ đẹp của Lưu Chương, tuy Lưu Chương cũng là “tông thất”.
Lưu Bị từng bước từng bước theo con đường dựng nước của Tào Tháo, tuy
Tháo là “Hán tặc”. Cứ nhìn vào cung cách làm ăn của Lưu Bị thì thấy rõ. Tào