Page 546 - Phẩm Tam Quốc
P. 546

Tháo xứng Ngụy vương, Lưu Bị liền xưng Hán Trung vương; Tào Phi xưng

               Ngụy đế, Lưu Bị liền xưng Hán đế. Chẳng trách trong Con đường dựng nước
               của  Tôn  Ngô,  ngài  Điền  Dư  Khánh  nói  về  nước  Thục  “Sao  chép  lịch  sử,
               giống  như  nước  láng  giềng”.  Tóm  lại,  thời  kỳ  đầu  Thục  Hán  dựng  nước
               không có phiền hà gì, phiền hà là ở phần sau. Có điều, đó không còn là phiền
               hà của Lưu Bị, mà là phiền hà của Gia Cát Lượng. Bởi vì, sau hai năm xưng
               đế, Lưu Bị đã phải cưỡi hạc ra đi, Gia Cát Lượng mới chính thức trị lý nước
               Thục.

                  Chính bởi lý tưởng chính trị khiến Gia Cát Lượng gặp phải phiền hà. Lý
               tưởng của Gia Cát Lượng là gì? Một là “hưng phục Hán thất”, hai là “y pháp
               trị nước”. Việc trước quan hệ tới “thiên hạ”, không thể thực hiện được, không

               cần bàn tiếp; việc sau quan hệ tới “đất nước”, là việc Gia Cát Lượng nên làm
               và làm được, làm tốt. Xin nói thêm mấy câu, Gia Cát Lượng muốn “y pháp
               trị nước”, là muốn xây dựng một xã hội trong sạch, công bằng, một chính phủ
               liêm khiết ở mức cao. Nói như Trần Thọ, trạng thái xã hội, chính phủ phải là
               “không có quan gian, phải tự nghiêm khắc, không rời đạo đức, mạnh không
               ép yếu, phong hoá thoáng đãng”. Trần Thọ từng mô tả tình trạng nước Thục
               với sự trị lý của Gia Cát Lượng. Đã làm được như vậy, vì Gia Cát Lượng biết

               “Vỗ về trăm họ, theo con đường đúng, hạn chế quan chức, tuân theo quyền
               chế, một lòng thành tâm, ban bố đạo lý”. Cũng tức là trị nước theo phép.

                  Thực kỳ lạ! Một việc tốt như vậy sao có thể gây phiền hà? Rất đơn giản, vì
               thế gia đại tộc, và cường hào địa phương không vui. Vì nếu muốn công bằng
               thì không thể thiên lệch sĩ tộc; muốn ở cấp cao phải xem ở xuất thân; muốn
               liêm khiết thì không dung tham lam; muốn thanh cao không cho bá đạo. Tóm
               lại, những điều đó đều ngược với ba đặc điểm lớn của giai cấp địa chủ sĩ tộc
               là “Lũng đoạn quan trường. Khống chế dư luận, trở thành cường hào”, lẽ nào
               lại được bọn họ ủng hộ?

                  Hơn nữa để thực hiện lý tưởng “hưng phục Hán thất” của mình, Gia Cát
               Lượng không thể thực hiện cái gọi là “người Thục trị Thục” giống như Tôn
               Quyền thực hiện “người Ngô trị Ngô”. Vì một khi Thục Hán “bản thổ hoá”

               thì sẽ trở thành “một nước tạm yên” giữ vững ở nơi hiểm yếu. Ai nấy yên tâm
               với thực tại, không muốn tiến thủ, còn đâu tinh thần Bắc tiến Trung Nguyên?
               Vả là một người lãnh đạo chính quyền từ ngoài tới, Gia Cát Lượng không tin
               tưởng hoàn toàn ở những người “địa phương”. Vì vậy, Gia Cát Lượng không
               chỉ không thể thực hành “người Thục trị Thục”, người lại còn khống chế về
               mặt chính trị, ổn định về kinh tế đối với sĩ tộc và cường hào vùng Ích châu.
   541   542   543   544   545   546   547   548   549   550   551