Page 550 - Phẩm Tam Quốc
P. 550

Theo tôi, việc này còn khá mơ hồ. Bành Dạng là người “tính tình kiêu ngạo,

               xem thường hết thảy”, một danh sĩ hàng đầu, nói năng bất chấp hậu quả. Như
               trước đó, có lần Bành Dạng đã nói với Mã Siêu, Lưu Bị đã “già rồi hết tác
               dụng”. Về sau, lúc ở trong ngục lại dâng thư nói, “chúa công thực chưa già”,
               thần chỉ vì rượu mà nhỡ lời. Rõ ràng Bành Dạng quen nết ăn nói lung tung.
               Lúc này cũng vậy, mở miệng nói bừa. Nhưng Bành Dạng tuy không có ý
               mưu phản, nhưng đã bị nghi là mưu phản, vì vậy Gia Cát Lượng có thể giết
               Bành Dạng. Tam quốc chí – Bành Dạng truyện nói rất rõ, bề ngoài Gia Cát

               Lượng khách khí với Bành Dạng (bề ngoài tiếp đãi), thực tế thì không thích
               (bên trong thì ghét), nhiều lần đã nhắc nhở riêng Lưu Bị (nhiều lần mật báo
               tiên chủ), nói không thể trọng dụng Bành Dạng (Dạng tâm rộng chí lớn, khó
               mà yên được). Lần này là cơ hội tốt, cuốc bỏ “hoa lan” vướng cửa.

                  Có cùng một nguyên nhân để Gia Cát Lượng ghét Bành Dạng, Tào Tháo
               ghét Nễ Hành, Khổng Dung. Mấy danh sĩ này thường bị mọi người ghét bỏ,
               họ là “những kẻ giao tiếp phù hoa”. Loại danh sĩ này có đặc điểm, danh khí
               lớn tính khí cũng lớn, học vấn nhiều nhu cầu nhiều, thích thú bàn luận, mở
               miệng nói bừa, thành thì ít bại thì nhiều. Theo Hậu Hán thư – Khổng Dung
               truyện, trước lúc giết Khổng Dung, Tào Tháo có thư cho Khổng Dung nói,

               Tào mỗ ta tuy “tiến, chưa làm tốt được việc trong nước, thoái, chưa có đức
               chưa được lòng người”, nhưng “nuôi dưỡng chiến sĩ, sát thân vì nước”, ta có
               thừa sức để chỉnh trị “những kẻ giao tiếp phù hoa”. Suy nghĩ của Gia Cát
               Lượng cũng tương tự như vậy. Lúc phế Lai Mẫn, Gia Cát Lượng nói: “Lai
               Mẫn loạn quần, còn hơn cả Khổng Văn Cử”. Rõ ràng, Lai Mẫn là Khổng

               Dung  của  nước  Thục,  Bành  Dạng  lại  là  Nễ  Hành  của  nước  Thục.  Những
               người như vậy, bất luận là ở Tào Ngụy hay ở Thục Hán đều không được hoan
               nghênh.
                  Gia Cát Lượng và Tào Tháo là như nhau, đều là những người rất thực tế.

               Không tin thì cứ xem Long Trung đối của Gia Cát Lượng, liệu có câu nào sáo
               rỗng không? Không. Các biểu chương, bản tấu, hiệu lệnh, phong cách khác
               của Gia Cát Lượng đều là như vậy. Ngụy thị Xuân Thu nói, lúc còn ở trong
               quân, Gia Cát Lượng thường tự chủ trì (tự làm lấy) những lần phạt từ hai
               mươi gậy trở lên. Không ai tin đó là thực hoặc nói vậy là để chứng minh Gia
               Cát Lượng không biết quản lý. Đúng vậy, thân là tướng quốc lại hạ mình đến

               nhường ấy, đương nhiên không tin được hoặc không thể thừa nhận. Nhưng
               theo tôi, làm gì có khả năng thường xuyên đến hiện trường chủ trì hình phạt,
               còn như thỉnh thoảng mới đến thì hoàn toàn có khả năng. Vì không thế thì
               không thể hiện được mẫu mực, không thế thì không đủ để nghiêm minh pháp
   545   546   547   548   549   550   551   552   553   554   555