Page 552 - Phẩm Tam Quốc
P. 552
đồ thiết kế. Tào Tháo chỉ biết không nên đi theo đường cũ của Đông Hán,
nhưng không biết con đường mới sẽ phải đi như thế nào. Đối với con đường
mới bản thân phải đi, Tào Tháo không có ý niệm gì, không có lòng tin tuyệt
đối, nên thường phạm sai lầm hoặc chùn bước. Tào Tháo giết Biên Nhượng,
làm cỏ thành Từ châu, ra oai với thế gia đại tộc, để lại tiếng xấu muôn đời.
Tào Tháo đấu Viên Thiệu, đánh Ô Hoàn, nhưng ý chí không kiên định bằng
Tuân Úc, Quách Gia, thậm chí đến phút chót mới giành được thắng lợi.
Chính sách quan trọng nhất của Tào Tháo – có tài là dùng, cũng mãi tới năm
Kiến An thứ XV (Công nguyên năm 210) mới được đề xuất. Lúc này là sau
trận chiến Xích Bích, Tào Tháo đã 56 tuổi. Rõ ràng Tào Tháo cứ phải dò
đường mà đi, sai lầm, rồi sửa sai rồi lại sai lầm. Ngay như Đường lối Pháp
gia Hàn tộc cũng phải từng bước, từng bước mò mẫm mà thành.
Gia Cát Lượng thì không thế, Gia Cát Lượng vừa có lý tưởng vừa có sơ đồ
thiết kế. Cứ xem Gia Cát Lượng trị Thục, có thứ có tự, có đường có hướng, ý
niệm rõ ràng. Tức là Gia Cát Lượng có ý niệm chấp chính và đường hướng
dựng nước rõ ràng. Thậm chí chúng ta có thể nói, trên cơ sở tổng kết được
mất về chính trị của Lưỡng Hán, Gia Cát Lượng xây dựng nên một chế độ
quốc gia mới. Từ thực tiễn của Gia Cát Lượng, chúng ta có thể khái quát chế
độ mới bằng tám chữ: Vua hờ tướng thực, trị nước theo phép. Phần sau Tào
Tháo cũng làm, nhưng Gia Cát Lượng làm tốt hơn. Pháp trị của Tào Tháo
còn nhuốm màu người trị, ở Gia Cát Lượng thì tuần túy hơn, công bằng hơn.
Chính phủ của Tào Tháo vẫn còn tham nhũng. Chỗ Gia Cát Lượng thì liêm
khiết hơn nhiều. Thực tế thì điều này bị chi phối bởi “điều kiện và cục thế”.
Tào Tháo bị sĩ tộc và danh sĩ bao vây, Tào Tháo còn phải dựa vào họ, nên
không thể không nhượng bộ ít nhiều. Thực tế đúng như trong Lý Nghiêm
hương phế và Gia Cát dùng người của ngài Điền Dư Khánh, có rất nhiều sự
việc trong hai nước Ngụy Thục không thể nói cùng ngày. Tào Ngụy ở Trung
Nguyên, ở Trung ương, sĩ tộc đông đúc, là cục diện lớn; Thục Hán ở Ích
châu, ở địa phương, danh sĩ không nhiều, cục diện bé nhỏ. Cùng là một sự
kiện, ở chỗ Tào Ngụy sẽ nổi lên một làn sóng lớn, ở Thục Hán chỉ là những
làn sóng lăn tăn. Như Gia Cát Lượng giết Bành Dạng, không có ảnh hưởng
lớn như Tào Tháo giết Khổng Dung, thậm chí có ít người biết. Ở đây không
có ý biện hộ cho Tào Tháo, chỉ muốn nói rõ, phàm việc gì cũng phải là vấn
đề cụ thể, phân tích cụ thể.
Tào Tháo cũng trị nước theo phép, riêng vua hờ tướng thực có thể chỉ là lý
tưởng chính trị của Gia Cát Lượng. Từ thực tế chúng ta thấy, Tào Tháo là
tướng, Gia Cát Lượng là tướng, không có khác biệt, đều là thừa tướng nắm