Page 540 - Phẩm Tam Quốc
P. 540
Các quân phiệt xem trọng Lưu Bị, vì Lưu Bị có sức hấp dẫn đặc biệt với sĩ
tộc. Nhất là sau khi Viên Thiệu qua đời, người mà các sĩ tộc phản Tào phục
Hán có thể gửi gắm hy vọng cũng chính là Lưu Bị. Gia Cát Lượng nói với
Tôn Quyền, Lưu Bị “Dòng dõi vương thất, anh tài cái thế, các sĩ ngượng mộ,
như nước chảy ra biển”, tuy là có chút phô trương, nhưng cũng không phải là
không thế. Chính việc lựa chọn của Gia Cát Lượng đã nói rõ điều đó. Gia Cát
Lượng lựa chọn Lưu Bị, ngoài việc Lưu Bị ba lần đến lều tranh, tỏ rõ thành ý
cầu hiền như khát nước, còn có một nguyên nhân quan trọng khác: Lưu Bị là
tông thất. Chúng ta đều biết, Gia Cát Lượng muốn “hưng phục Hán thất”.
Một “sứ mạng lịch sử” như vậy, đương nhiên, tốt nhất là do tông thất hoàn
thành thậm chí chỉ có tông thất mới hoàn thành được. Mở đầu có thể làm như
Quang Vũ đế, cần có một vị tông thất cầm đầu nhưng lúc này thì mấy vị tông
thất là châu mục như Lưu Yên, Lưu Do, Lưu Ngu đều đã chết, Lưu Do và
Lưu Ngu còn làm mất cả địa bàn. Lưu Chương là con của Lưu Yên tiếp tục là
Ích châu mục, nhưng chẳng ra hồn, vả Ích châu không phải là nơi tiến thủ.
Lưu Biểu là người duy nhất có thể chọn. Nhưng tiếc Lưu Biểu chỉ là kẻ hẹp
hòi, không có chí lớn. Bao nhiêu là nhân sĩ Trung Nguyên lánh nạn ở Kinh
châu, Lưu Biểu thường chỉ an ủi, không trọng dụng. Ngược lại, Lưu Bị tuy
còn phải nhờ vả người khác, nhưng uy vọng lại rất cao. Vì vậy, Gia Cát
Lượng đã chọn Lưu Bị, còn đưa ra một quy định chiến lược “Trước lấy Kinh
châu, sau đoạt Ích châu, vượt qua Kinh ích để lấy thiên hạ”. Đó là Long
Trung đối nổi tiếng. Theo ý tưởng đó của Gia Cát Lượng, Lưu Bị có thể hoàn
thành bá nghiệp, hưng phục Hán thất, trở thành hậu duệ của Quang Vũ đế,
liên quan tới sự tồn vong của nhà Hán.
Đây là ý tưởng hay, khiến Gia Cát Lượng vừa xuống núi đã nổi tiếng.
Nhưng Gia Cát Lượng cũng gặp phải một khó khăn, một khi không thực hiện
được ý tưởng đó thì làm thế nào? Trên thực tế, chỉ cần nhìn vào ba chiến dịch
lớn đã kể cũng có thể thấy, rất nhiều sự việc không thể thay đổi được bằng ý
chí chủ quan của con người. Ba chiến dịch đó có điểm gì giống nhau? Những
người gây ra chiến tranh đều thất bại và kết thúc. Viên Thiệu gây chiến ở
Quan Độ, Viên Thiệu thất bại; Tào Tháo gây chiến ở Xích Bích, Tào Tháo
thất bại; Lưu Bị gây chiến ở Di Lăng, Lưu Bị thất bại. Thế là thế nào? Là
mệnh ư? Vận ư? Phong thuỷ ư? Đều không phải. Vậy là gì? Là do thế. Thời
thế quyết định đường hướng của lịch sử, sau này cũng sẽ là như vậy. Viên
Thiệu thất bại, vì môn phiệt gặp phải quân phiệt; Tào Tháo thất bại, vì miền
Nam chống lại miền Bắc; Lưu Bị thất bại, như đã nói trước đây, hai nước
Ngô Thục trong một phạm vi nhất định, chỉ có thể thành “bá một phía”,