Page 506 - Phẩm Tam Quốc
P. 506
sách đọc, đọc được, đọc vào, đọc tốt và không làm gì cả (nông công thương)
mới có khả năng làm quan. Làm quan cần phải đọc sách, đọc sách là để làm
quan, đọc sách và làm quan biến thành một sự kiện, biến thành nghề nghiệp,
một gia tộc, lấy đọc sách làm quan làm nghề nghiệp thì gọi là “sĩ tộc”. Nếu
đời đời đọc sách và làm quan thì gọi là “thế tộc”. Vì vậy, “sĩ tộc” tức là “thế
tộc”.
Từ đây có thể thấy, gọi là “sĩ tộc” là do đời đời đọc sách và làm quan, và
trong giai cấp bình dân đã phân hoá, sản sinh ra một tầng lớp đặc thù. Tính
đặc thù của họ biểu hiện ra ba mặt, là lũng đoạn con đường làm quan, là
khống chế dư luận, là biến thành cường hào. Vì sao sĩ tộc lại lũng đoạn con
đường làm quan? Vì một người đã có điều kiện đọc sách lại làm quan thì con
cháu của họ tự nhiên sẽ có điều kiện đọc sách, làm quan hơn nhiều người
khác. Thế là người đọc sách trở nên nhiều hơn, người có đời ông đời cha làm
quan thì dễ dàng hơn trong cuộc giành giật làm quan với những người đọc
sách khác. Thế là sẽ xuất hiện một hiện tượng, người làm quan có thể đời đời
đều làm quan, thậm chí đều làm quan lớn, như nhà họ Viên “Tứ đại tam
công”. Như vậy, nghề làm quan có thể bị một số gia tộc nào đó lũng đoạn
hoặc lũng đoạn một số quan chức nào đó. Đây là nguyên nhân thứ nhất.
Thứ hai, một người làm quan thì có quyền tiến cử, có thể tiến cử người
khác ra làm quan. Họ sẽ tiến cử loại người nào đây? Có hai loại. Một loại là
người của mình, một loại nữa là những người đọc sách mà địa vị xã hội tương
đối thấp. Những người này ít có cơ hội làm quan, một khi được tiến cử, họ sẽ
cám ơn, báo ơn, thậm chí họ sẽ có quan hệ lệ thuộc, tình cảm cha con với
người tiến cử; họ sẽ trở thành “thành viên không cùng huyết thống trong gia
tộc”. Một người quan càng cao thì quyền tiến cử cũng càng lớn; Thời gian
làm quan càng dài thì càng nhiều cơ hội để tiến cử; nếu như đời đời làm quan
thì sẽ hình thành một cục diện “môn sinh cố lại khắp thiên hạ”. Số “môn sinh
cố lại” đó cũng có thể tiến cử người khác làm quan. Nhưng họ là “môn sinh
cố lại” của một gia tộc nào đó, nên khi sử dụng quyền tiến cử họ phải nhìn
xem sắc thái của số gia tộc đó hoặc cống hiến một thứ gì đó để báo ân. Vì
vậy, “môn sinh cố lại” của một gia tộc nào đó càng nhiều thì quyền tiến cử
của họ cũng càng nhiều. Thời gian dài, họ trở thành người lũng đoạn quyền
làm quan.
Thứ ba, người có quyền tiến cử còn có thể tiến cử lẫn nhau, tôi tiến cử
người của anh, anh tiến cử người của tôi. Phương pháp “ở đào báo lý” này
cũng là một “quy tắc ngầm” trong chốn quan trường, người người điều biết,