Page 507 - Phẩm Tam Quốc
P. 507

nên cứ tiến hành công việc mà không cần phải mặc cả. Cuối cùng thì quyền

               tiến cử, quyền làm quan đã bị một số sĩ tộc lớn bé chia nhau.
                  Vậy thì vì sao sĩ tộc lại có thể khống chế được dư luận? Bởi vì họ từ đọc
               sách rồi mới làm quan và do làm quan mới thành sĩ tộc, đương nhiên họ là
               người có học vấn nhất có văn hoá nhất. Vì vậy, là lãnh tụ giới tư tưởng, giới

               văn hoá, giới học thuật, sĩ tộc càng dễ đoàn kết hàng loạt người có văn hoá
               gồm các danh sĩ và thái học sinh. Thái học sinh là sinh viên trong thái học
               (học viện cán bộ quốc gia), như nay nói là “cán bộ hậu bị”. Danh sĩ là nhân sĩ
               có tiếng trong xã hội, nay nói là “xã hội hiền đạt”. Danh sĩ không nhất thiết
               xuất thân sĩ tộc, có danh sĩ thân phận khác nhau, như Đậu Vũ là ngoại thích
               kiêm danh sĩ, Lưu Biểu là tông thất kiêm danh sĩ. Nhưng bất luận là thân

               phận gì, họ đều quan hệ mật thiết với sĩ tộc. Đại thể sĩ tộc là chỗ dựa của
               danh sĩ, danh sĩ làm vẻ vang sĩ tộc, thái học sinh trở thành vật độn của họ. Ở
               tập trước chúng ta đã nói, “danh sĩ” là “lãnh tụ ý kiến” của thời đại, là “nhân
               vật công chúng”. Việc những người này thích nhất là phát biểu ý kiến, nói về
               người khác, bàn về thời sự chính trị. Thời đó gọi loại ý kiến này là “thanh
               nghị”. Thanh nghị có ảnh hưởng rất lớn, khả năng sát thương cũng rất mạnh.
               Một người được thanh nghị khen thì giá trị tăng thêm gấp bội; nếu bị thanh

               nghị chê thì thôi hết chỗ nói. Lực lượng thanh nghị đứng cùng phía với sĩ tộc,
               lại có thái học sinh hưởng ứng, đương nhiên sĩ tộc sẽ khống chế được dư
               luận.

                  Sĩ tộc nắm quyền làm quan, sẽ không chế được quan trường; nắm quyền
               phát ngôn, sẽ không chế được dư luận. Có được hai điều kiện đó, họ biến
               thành cường hào chẳng khó khăn gì. Trở thành cường hào cũng chẳng có gì
               là  lạ,  vì  chính  quyền  Đông  Hán  vốn  do  cường  hào  dựng  nên  (chủ  yếu  là
               cường hào Nam Dương). Chúa tể của vương triều luôn là cường hào, như
               ngoại thích, hoạn quan, đại thương nhân. Họ cũng đều là đại địa chủ. Sĩ nhân

               xuất thân từ địa chủ nhỏ, trung bình, vốn không phải là cường hào. Nhưng
               sau khi nhân sĩ biến thành sĩ tộc thì tình hình lại khác. Vì ngẫu nhiên khi họ
               được làm quan sẽ biến thành đời đời làm quan. Làm quan, địa vị cao, sẽ nổi
               danh. Làm quan có nhiều quyền lực, có nhiều lợi. Vừa có danh vừa có lợi, gia
               tộc của họ có thể lợi dụng vốn chính trị, ưu thế chính trị vốn có để không
               ngừng phát triển lớn mạnh, từ địa chủ nhỏ, trung bình biến thành đại địa chủ,

               trở thành cường hào nhìn thiên hạ, xưng bá một vùng. Một hào tộc to lớn
               được gọi là “thế gia đại tộc”, gọi là “y quan vọng tộc”, hoặc “danh môn vọng
               tộc”, đơn giản gọi là sĩ tộc, vọng tộc, thế tộc. Thế gia, tức là đời đời làm
               quan; y quan, là thi thư chuyên gia. Thi thư chuyên gia, tất nhiên có danh
   502   503   504   505   506   507   508   509   510   511   512