Page 504 - Phẩm Tam Quốc
P. 504
luận, can dự chính sự, kết quả bị Gia Cát Lượng khép tội “loạn quần” mà bãi
quan.
So sánh như vậy là rất hay. Tôn Quyền coi Ngu Phiên như Khổng Dung,
Gia Cát Lượng coi Lai Mẫn như Khổng Dung, Tào Tháo đã giết Khổng
Dung. Tuy Tôn Quyền và Gia Cát Lượng không giết Ngu Phiên, Lai Mẫn,
nhưng lại không cho rằng không thể giết. Ý của Tôn Quyền rất rõ ràng: Tào
Tháo giết được Khổng Dung, ta cũng có thể giết Ngu Phiên. Ý của Gia Cát
Lượng cũng rất rõ ràng, tội của Lai Mẫn nhiều hơn tội của Khổng Dung,
không giết mà chỉ bãi quan là đã khoan dung nhiều lắm! Điều này nói lên
điều gì? Nói rõ ba điểm. Một – Khổng Dung, Ngu Phiên, Lai Mẫn là một
mẫu người “danh sĩ phải ngay thẳng”. Hai – Mẫu nhân vật này đâu cũng có,
Lai Mẫn là Khổng Dung nước Thục, Ngu Phiên lại là Khổng Dung nước
Ngô. Ba – Mẫu người này đi đến đâu cũng ít được hoan nghênh, Tào Tháo,
Tôn Quyền, Lưu Bị, Gia Cát Lượng, những người lãnh đạo chủ yếu của Tam
Quốc đều không thích họ, chỉ có điều khi xử lý thì khoan nghiêm khác nhau.
Không thích là đương nhiên rồi sẽ nói tới lý do. Khoan nghiêm cũng là
đương nhiên, sau này sẽ nói tới lý do.
Bây giờ hãy tổng kết ba vụ án đã nói tới ở tập này. Lục Tốn bị trị vì bản
thân là sĩ tộc. Ngu Phiên bị chỉnh vì bản thân là danh sĩ. Trương Ôn bị chỉnh
vì bản thân vừa là sĩ tộc vừa là danh sĩ. Mâu thuẫn giữa Tôn Quyền và ba
người đó là mâu thuẫn giữa Tôn Quyền và sĩ tộc, danh sĩ. Đây cũng là vấn đề
mà Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã gặp phải. Tức là ba chính quyền lớn
Ngụy, Thục, Ngô đã xung đột với sĩ tộc. Ba nhà lãnh đạo chủ yếu của Tam
Quốc đã đấu tranh với danh sĩ. Trên thực tế, khoảng giữa của Hán và đế quốc
Đường, đại thống nhất có thời kỳ Tam Quốc ở thế chân vạc, tiếp đến có
Lưỡng Tấn thống nhất một nửa và Nam Bắc triều chia cắt, tất cả đều liên can
đến mâu thuẫn này. Bởi vì sĩ tộc và những người đại diện cho danh sĩ vẫn là
một lực lượng chính trị trên, theo Đông Hán, dưới, tiếp Lưỡng Tấn. Trong lúc
lực lượng chính trị này đấu tranh, xung đột với Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn
Quyền, nhưng do chưa nắm được chính quyền nên được coi là “ngược dòng
mà lên”. Còn Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền là đại biểu cho xu thế tất yếu của
lịch sử phát triển nên cũng được coi là “ngược dòng mà lên”. Chính từ hai ý
nghĩa của “ngược dòng mà lên” này đã quyết định con đường dựng nước
khác nhau của Ngụy, Thục, Ngô và cuối cùng đều phải đồng quy về Tấn. Vậy
con đường của họ là thế nào, ý nghĩa việc quy về Tấn là thế nào?