Page 499 - Phẩm Tam Quốc
P. 499
Ôn). Theo Tam quốc chí – Trương Ôn truyện, đại để chuyện diễn ra là như
vậy.
Rõ ràng đây là án oan. Kí Diễm oan, Trương Ôn lại càng oan. Kí Diễm
giúp Tôn Quyền giám sát quan viên, sàng lọc trị tốt, đánh vào tà ý, sao lại
đáng chết? Hai người chỉ qua lại thân mật, Trương Ôn càng không có tội.
Hãy xem những tội danh mà Tôn Quyền khoác lên người Trương Ôn, là “cực
kỳ hung ác, luôn có ý khác”, là “nhìn qua trung gian, nguyên hình bại lộ”, là
“mượn quốc ân, tạo hình thế”, là “tâm địa gian ác, không gì không làm”.
Dịch ra ngôn ngữ hiện đại là, cực kỳ hung ác, nguyên hình lộ rõ, dùng quyền
mưu riêng, ác độc không tha, đúng là hận đến xương tuỷ.
Vì sao Tôn Quyền lại hận Trương Ôn đến như vậy? Liên hệ tới án của Lục
Tốn sau này, người người có cảm giác Tôn Quyền rất hận sĩ tộc Giang Đông.
Nhưng điều đó không đúng. Trương Ôn đúng là một trong “Tứ đại gia tộc” ở
Ngô quận, Kí Diễm cũng là người Ngô quận. Việc hai người kiểm tra Tam
thự, chỉnh đốn lại trị, thì trước hết là mắc tội với sĩ tộc Giang Đông. Đúng
như ngài Điền Dư Khánh nói, thông qua Tam thự để làm quan và lọt vào
chính quyền Đông Ngô chính là “lợi ích của đại tộc Giang Đông, nhất là bốn
họ ở Ngô”. Những người phản đối việc làm của Trương Ôn, như Lục Tốn,
Lục Mạo, Chu Cứ cũng đều thuộc “Tứ đại gia tộc” Ngô quận. Qua đây có thể
thấy, tính chất án của Trương Ôn và Lục Tốn là khác nhau. Lần này ngược lại
Tôn Quyền đã ủng hộ lợi ích cơ bản của sĩ tộc Giang Đông.
Càng xem càng thấy kỳ lạ! Đây vừa là án oan vừa là kỳ án, lúc đó, dư luận
vô cùng sôi nổi, ngay như Gia Cát Lượng cũng cảm thấy khó hiểu. Theo chú
dẫn Cối Kê điển lục của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Trương Ôn
truyện, Gia Cát Lượng nghe chuyện của Trương Ôn rồi nghĩ mãi mà vẫn
chưa hiểu. Sau mấy hôm, bỗng vỡ ra, Ta hiểu rồi! Trương Ôn đã nhìn quá rõ,
phân chia rành mạch những việc như: đúng sai thiện ác, sàng lọc vẩn đục
(thanh trừng rõ ràng, thiện ác phân minh)!
Lời của Gia Cát Lượng đáng được quan tâm. Đúng vậy, người, không thể
không có đúng sai, không có thiện ác; không thể không hiểu về chính nghĩa,
càng không thể khoan dung quá làm lợi cho kẻ gian. Nhưng việc gì cũng phải
có “mức độ”. Gạn đục khơi trong, nhưng không nên quá trong; thiện ác phải
phân nhưng đừng phân quá. Đại gian đại ác đương nhiên không thể dung,
nhưng lỗi nhỏ thì đừng quá rạch ròi. Nhưng từ những ghi chép trong Trương
Ôn truyện, trong chỉnh đốn lại trị, hai người này “không hề bỏ qua một
trường hợp nào”. Toàn bộ lang trong Tam thự đều bị giáng cấp (từ cao đến