Page 496 - Phẩm Tam Quốc
P. 496
Toàn Tông, người Tiền Đường quận Ngô, thuộc phái hệ “Hoài Tứ tướng
lĩnh”, thăng quan.
Điều này rất rõ ràng, trong án này, Tôn Quyền không hoặc không hoàn
toàn căn cứ vào thái độ của thái tử và Lỗ vương. Vào tháng tám niên hiệu
Xích Ô năm thứ XIII (Công nguyên năm 250), Tôn Quyền phế truất Tôn
Hòa, ban chết Tôn Bá. Tháng hai niên hiệu Xích Ô thứ VIII (Công nguyên
năm 245), Tôn Quyền bức chết Lục Tốn. Hai sự việc trên cách nhau năm
năm rưỡi, rõ ràng lúc bức chết Lục Tốn, Tôn Quyền chưa hề nghĩ sẽ giải
quyết triệt để vấn đề “Nam Lỗ đảng tranh”; và “Thái tử đảng” và “Lỗ vương
đảng” làm “náo động cả nước” cũng vừa mới bắt đầu. Vì vậy, Nam Lỗ đảng
tranh, không phải nguyên nhân chủ yếu để Lục Tốn bị chỉnh, cũng không
phải là tiêu chuẩn để Tôn Quyền vạch ranh giới.
Vậy, tiêu chuẩn để Tôn Quyền vạch ranh giới là gì? Đương nhiên là phái
hệ. Trong “Thái tử đảng”, người bị chỉnh đều là người Giang Đông, những
người khác thì không sao, Gia Cát Khắc còn được thăng quan. Rất rõ ràng,
người khác (tướng lĩnh Hoài Tứ và Bắc sĩ lưu vương) tham gia qua loa vào
việc lập tự thì còn được, các sĩ tộc Giang Đông thì không được, Lục Tốn lại
càng không được! Trên thực tế, những người cần trị trong án Lục Tốn đều là
người Giang Đông, là người có quan hệ với Lục Tốn. Ví dụ Cố Đàm là con dì
con già với Lục Tốn, Ngô Sán người báo tin cho Lục Tốn. Còn một nhân vật
quan trọng khác nữa là Chu Cứ, tuy là “Thái tử đảng” nhưng thuộc “Tứ đại
gia tộc” Ngô quận, nên mãi mãi năm năm rưỡi sau mới bị trừng trị. Vậy theo
ý tôi, bảo vệ thái tử chỉ là nguyên nhân bên ngoài để Lục Tốn phải trừng trị;
thân là sĩ tộc Giang Đông cũng chỉ là nguyên nhân bộ phận. Rốt cuộc chỉ là
Tôn Quyền muốn trừng trị Lục Tốn.
Vậy, vì sao Tôn Quyền phải trừng trị Lục Tốn?
Theo Tam Quốc sử của ngài Mã Thực Kiệt thì có bốn nguyên nhân. Thứ
nhất, Lục Tốn là sĩ tộc Giang Đông và là một trong số những người có thế lực
mạnh nhất. Con em Lục gia thường có hôn nhân với các nhà quan cao lộc
hậu, địa vị hiển hách bên Ngô. Thứ hai, Lục Tốn trấn thủ Võ Xương, danh
vọng cao xa. Trên từ thái tử Tôn Đăng, dưới đến những người nắm quyền
quan trọng ở nước Ngô, đều đi lại với Lục Tốn. Chỉ riêng hai điểm này, Tôn
Quyền đã ghen tị và thấy sợ. Vì vậy mới dẫn tới nguyên nhân thứ ba, tức là
Tôn Quyền sợ người thay thế mình không khống chế nổi Lục Tốn, nên cần
phải loại bỏ khi mình còn sống. Thứ tư, Lục Tốn là con rể Tôn Sách, Tôn
Quyền không muốn thế lực con cái Tôn Sách quá mạnh. Rõ ràng Lục Tốn có