Page 491 - Phẩm Tam Quốc
P. 491

Theo tôi, có thể Lã Mông đã hiểu được tâm tư của Tôn Quyền nên mới tiến

               cử Chu Nhiên.
                  Việc tiến cử của Lã Mông rất có ý nghĩa. Chu Nhiên là con nuôi của Chu
               Trị.  Chu  Nhiên  người  Giang  Đông,  huyện  Cố  Chương,  quận  Đan  Dương.
               Nhưng trong Tam quốc chí – Chu Trị truyện cho chúng ta hay, từ rất sớm,

               Chu Trị đã “theo Tôn Kiên chinh chiến”, về sau còn giúp Tôn Sách, được coi
               là “tướng lĩnh của Hoài Tứ”. Chu Nhiên là con nuôi của Chu Trị, đã trưởng
               thành trong “tập đoàn quân sự Hoài Tứ”, được gọi là “gốc chính”. Chu Nhiên
               từng là bạn học của Tôn Quyền, tình cảm rất tốt, gọi là “quan hệ thép”. Hơn
               nữa Chu Nhiên gốc người Giang Đông, thuộc hệ Hoài Tứ, có thể tiếp nhận từ
               hai phía, hợp với việc quá độ từ tướng lĩnh Hoài Tứ sang sĩ tộc Giang Đông.

               Lã Mông tiến cử vậy là có nhiều hiểu biết, là hợp với đường lối chính trị.
                  Tôn Quyền tiếp nhận ý kiến của Lã Mông, để Chu Nhiên cầm tiết trượng
               ra trấn thủ Giang Lăng, quyền hơn cả Lục Tốn. Nhưng trong cuộc chiến Di

               Lăng, Lục Tốn là đại đô đốc, Chu Nhiên lại trở thành bộ thuộc của Lục Tốn,
               tại sao lại như vậy?
                  Có thể có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp e là do Lưu Bị thân

               cầm quân, khí thế mạnh mẽ, không thể không để Lục Tốn thống lĩnh ba quân.
               Hơn nữa lúc đó, việc “Giang Đông hoá” cũng chưa xong, nếu cứ giằng dai
               mãi e đêm dài lắm mộng, chi bằng nhân cơ hội này giành lấy thành công
               luôn. Ngoài ra, biểu hiện của Lục Tốn cũng làm cho Tôn Quyền vừa lòng.
               Ngài Điền Dư Khánh nói Lục Tốn “cẩn thận xử thế, trung thành hết mực”, rất
               chu đáo. Tôn Quyền cần những người như vậy.

                  Một lần Tôn Quyền trò chuyện với Lục Tốn, có ghi lại trong Lã Mông
               truyện. Tôn Quyền đánh giá ba người: Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông, đây được
               xem là chứng cứ Tôn Quyền giỏi biết dùng người. Nhưng tôi vẫn có cảm giác
               đây không phải là cuộc trò chuyện bình thường, mà có thâm ý khác. Hãy xem

               Tôn Quyền nói những gì? Nói Công Cẩn uy vũ mạnh mẽ, gan dạ hơn người,
               rất khó có người kế tục được sự nghiệp đó (khó có ai kế tục được), lúc này
               ngài đã kế thừa (nay ngài đã tiếp tục). Rõ ràng, Tôn Quyền đã coi Lục Tốn
               như “Chu Du thứ hai”, mong rồi sẽ vượt qua Lỗ Túc và Lã Mông. Tôn Quyền
               nói như vậy vào lúc nào? Không rõ. Tư trị thông giám cũng chỉ dùng chữ
               “sau”, tức là ngày, tháng, năm nào đó sau lúc Lã Mông qua đời. Và sự thật là,
               Lục Tốn không phụ sự kỳ vọng đó. Vì vậy, Cố Ung qua đời, Tôn Quyền đã

               để Lục Tốn thay thế. Vị nhân tài số một của Giang Đông cuối cùng đã “xuất
               tướng nhập tướng”.
   486   487   488   489   490   491   492   493   494   495   496