Page 489 - Phẩm Tam Quốc
P. 489

Vậy vì sao Tôn Quyền cũng không cần thừa tướng ở thế mạnh?

                  Theo  tôi  có  hai  nguyên  nhân.  Nguyên  nhân  một,  chính  ngài  Điền  Dư
               Khánh đã nói rõ, chính quyền Tôn Ngô cần phải “Giang Đông hoá”. Lúc Tôn
               Quyền xưng đế, thống soái vùng thượng du là sĩ tộc Giang Đông (Lục Tốn),
               quan văn ở vùng giữa cũng cần phải “Giang Đông hoá”, nhất là quan viên kề

               bên. Nhưng lực lượng tướng lĩnh Hoài Tứ và Bắc sĩ lưu vong còn rất lớn.
               Triều nghị muốn Trương Chiêu là tướng đã phản ánh yêu cầu cố chấp của họ.
               Tôn Quyền đành phải chọn người khác làm bước quá độ là Tôn Thiệu. Nhân
               vật quá độ không cần và không thể ở thế mạnh, đó là điểm thứ nhất.

                  Nguyên nhân thứ hai cũng như lời ngài Điền Dư Khánh, Tôn Quyền chọn
               tướng vốn không cần người đó phải mang vác quá nặng, làm quá nhiều việc,
               chỉ cần phù hợp là được. Nói dễ nghe “không mong có vị tướng vạn cơ”, nói
               khó nghe, chỉ để làm vật trang trí. Rõ ràng Trương Chiêu không thích hợp với
               yêu cầu đó. Người thích hợp là Tôn Thiệu và Cố Ung. Tôn Thiệu là thừa

               tướng chưa có cống hiến nào đột xuất, xem ra cũng chỉ là A di đà phật! Nói
               dễ nghe là trầm tĩnh, Ổn định, thành tâm lo việc nước, nói khó nghe là “bình
               hoa cao cấp”. Cố Ung không phải là “bình hoa”, ít nhiều làm được một số
               việc. Nhưng Cố Ung không giống với Trương Chiêu. Thứ nhất, Cố Ung ít khi
               chủ động nêu ý kiến. Tôn Quyền không hỏi thì không nói. Thứ hai, cần nói
               thì nói trước mặt, không nói lung tung sau lưng. Tam quốc chí – Cố Ung

               truyện nói: “quân quốc được mất, làm được hay không, nói ngay trước mặt,
               miệng ít nói”. Thứ ba, tuy là nói trước mặt, nhưng không nói nhiều, luôn ôn
               hoà bình tĩnh. Không giống như Trương Chiêu, lời nói hiện ra sắc mặt, khảng
               khái và kích động. Có một lần lên triều, Trương Chiêu vẻ không hài lòng, nói
               một thôi nào là pháp lệnh quá nhiều, hình phạt còn nặng. Tôn Quyền mặc
               nhiên, quay lại hỏi Cố Ung: thừa tướng thấy thế nào? Cố Ung chỉ đáp vẻn
               vẹn một câu: Những ý kiến mà thần nghe được cũng giống như ý Trương

               Chiêu.
                  Từ đây có thể thấy, Cố Ung coi thừa tướng là cố vấn và làm cố vấn một
               cách thấu đáo, không nhỡ việc, không phiền hà. Xem ra Cố Ung rất rõ Tôn

               Quyền cần một thừa tướng như thế nào. Như thế nào? Làm đúng chức năng
               không vượt quyền, giúp việc không thêm việc, có việc thì có cố vấn, không
               việc thì để trang trí. Cố Ung nắm rõ chừng mực, đã làm thừa tướng 19 năm.
               Niên hiệu Xích Ô thứ VI (Công nguyên năm 243) đã tạ thế khi đang làm
               việc, hưởng thọ 76 tuổi.

                  Thay Cố Ung làm thừa tướng là “Thượng đại tướng quân” Lục Tốn 62
   484   485   486   487   488   489   490   491   492   493   494